BẢO VỆ KHU PHỐ CỔ HỘI AN VÀ MÔI TRƯỜNG CHUNG QUANH

Thứ hai - 26/11/2012 22:18
Trong một xã hội mà các điều kiện sinh sống thay đổi với một tốc độ gia tăng, điều căn bản để thực hiện sự cân bằng và sự rạn nở của con người là phải bảo tồn cho con người một khung cảnh sinh sống vừa với tầm cỡ của mình trong đó con người được gần gũi với thiên nhiên và những chứng tích của nền văn minh của đời trước để lại, và để đạt yêu cầu ấy, cần giao cho các tài sản văn hóa và thiên nhiên một chức năng tích cực trong đời sống tập thể và hòa nhập trong mọi chính sách chung những thành tựu thời chúng ta, những giá trị của quá khứ cũng như cái đẹp của thiên nhiên. Sự hòa nhập ấy vào đời sống xã hội phải là một trong những mặt cơ bản của công việc sắp đặt đất đai và kế hoạch bảo quản của quốc gia ở tất cả các cấp.
Có những nguy cơ đặc biệt nghiêm trọng nảy sinh từ những hiện tượng mới mẻ gắn liền với thời đại chúng ta đang đe dọa khu phố cổ, nó là tài sản, một yếu tố chủ yếu của tài sản nhân loại và một kho tàng làm phong phú và phát triển nhịp nhàng nền văn minh hiện tại và mai sau.
Cuộc sống của con người đã diễn ra trong một môi trường chung quanh nó, bao trùm như thiên nhiên, cũng như kiến trúc theo nghĩa rộng của khái niệm này. Sự thống nhất và hài hòa giữa chúng là điều kiện cần thiết của hoạt động con người: Thuận tiện cho con người môi trường xung quanh là khu phố cổ, thành phố thích hợp và đẹp đẽ, những quần thể kiến trúc, những tổng thể công nghiệp và nhà ở, những công trình xây dựng nông nghiệp, phong cảnh và cảnh quan thiên nhiên.


 
Khu phố cổ và môi trường xung quanh là một khối hài hòa mà các yếu tố không thể tách rời nhau. Ảnh hưởng đối với con người đã tạo ra cho môi trường nhiều mặt. Nó bao trùm không chỉ phương diện tinh thần của cuộc sống nữa. Sự sạch sẽ của không khí, tính hợp lý và tính truyền đạt của khu phố cổ, sự quy hoạch thuận lợi của nhà cửa, tất cả là thuận lợi có tác dụng tốt ảnh hưởng đến con người. Và trái lại, những nhà cửa đồ sộ không có bản sắc, thiếu màu xanh, con sông ô nhiễm và không khí không trong sạch một cách tích cực, ảnh hưởng đến sự biểu hiện tâm trạng của nó.
Khu phố cổ và môi trường chung quanh là một nhân tố của đời sống kinh tế và xã hội của đất nước, cũng là một yếu tố quan trọng của những điều kiện vệ sinh của dân cư ở nơi ấy. Tuy vậy cần phải chú ý đến những nhu cầu của đời sống tập thể, của sự tiến hóa của cuộc sống cũng như những sự phát triển nhanh chóng của tiến bộ kỹ thuật. Bí quyết cho sự hài hòa giữa khu phố cổ và môi trường chung quanh là sự tổng hợp của thế giới quan, của kiến thức nhiều vẻ và của những hành động cụ thể của con người, hướng vào việc thiết lập sự thống nhất sinh động giữa khu phố cổ và môi trường xung quanh.
 
 
  Cần phải theo đúng qui định của hiến pháp và pháp lệnh, nhằm mục đích là điều hòa phối hợp và sử dụng mọi khả năng khoa học, kỹ thuật, văn hóa để đảm bảo sự bảo vệ, bảo tồn và phát huy tác dụng có hiệu quả khu phố cổ và môi trường chung quanh. Chúng là những của cải của sự bảo vệ, bảo tồn và phát huy đặt ra cho chúng ta có những thứ ấy trên đất nước những trách nhiệm đối với dân tộc ta và cần phải có những biện pháp cần thiết để đáp ứng những trách nhiệm ấy.
Khu phố cổ và môi trường chung quanh trong toàn bộ của nó phải được coi như một khối đồng nhất, bao gồm không những công trình có giá trị lớn mà ngay cả những yếu tố khiêm tốn nhất đã có được với thời gian một giá trị về văn hóa. Nói chung, trong những công trình và yếu tố ấy, không một cái nào tách khỏi môi trường chung quanh.
Cần phải có kế hoạch bảo vệ, bảo tồn và hòa nhập khu phố cổ và môi trường chung quanh vào đời sống tập thể. Các biện pháp có tính chất đề phòng và sửa chữa liên quan đến tài sản văn hóa và thiên nhiên phải được bổ sung bằng những biện pháp khác nhằm giao cho khu phố cổ và môi trường chung quanh một chức năng để đặt nó vào đời sống kinh tế xã hội, khoa học và văn hóa hiện nay và mai sau của dân tộc, chức năng này phải phù hợp với tính chất văn hóa và thiên nhiên của nó. Hoạt động tiến hành nhằm bảo vệ tài sản văn hóa và thiên nhiên phải được thừa hưởng những tiến bộ khoa học và kỹ thuật của tất cả các ngành liên quan đến công tác bảo vệ, bảo tồn và phát huy tác dụng khu phố cổ và môi trường chung quanh.
   Cần dành đến mức có thể được những phương tiện tài chính ngày một nhiều hơn để sử dụng vào việc bảo vệ và phát huy tác dụng tài sản văn hóa và thiên nhiên, coi như là phần tham gia của nhà nước. Nhân dân địa phương cần tham gia đóng góp vào việc tiến hành các biện pháp bảo vệ và bảo tồn.
Cơ quan văn hóa có trách nhiệm bảo đảm một cách có hiệu lực: Việc đề ra và thi hành các biện pháp thuộc đủ loại nhằm mục đích bảo vệ, bảo tồn và phát huy tác dụng khu phố cổ và môi trường chung quanh, hòa nhập nó vào đời sống tập thể, đào tạo, bồi dưỡng và tuyển dụng khoa học, kỹ thuật có nhiệm vụ soạn thảo các chương trình xác minh, bảo vệ, bảo tồn và hòa  nhập, chỉ đạo việc thực hiện, tổ chức hợp tác chặt chẽ giữa các cơ quan có liên quan có nhiệm vụ nghiên cứu các vấn đề về công tác bảo tồn và chăm sóc để các người làm chủ hoặc các người được thừa hưởng quyền làm chủ, thực hiện các việc trùng tu cần thiết đảm bảo giữ gìn khu phố cổ, trong những điều kiện nghệ thuật và kỹ thuật tốt nhất.
   Cơ quan văn hóa phải thực hiện nhiệm vụ bảo vệ, bảo tồn và phát huy tác dụng khu phố cổ và môi trường xung quanh. Có mối quan hệ với các cơ quan Nhà nước, nhất là những cơ quan có nhiệm vụ thực hiện sắp đặt lãnh thổ, những công trình trang bị lớn, chăm lo đến môi trường, kế hoạch hóa kinh tế và xã hội. Các chương trình phát triển du lịch liên quan đến khu phố cổ và môi trường chung quanh không được làm tổn thương đến tính chất và tầm quan trọng của các công trình ấy.
Cần tổ chức hợp tác thường xuyên giữa các cơ quan chuyên môn các cấp có nhiệm vụ chăm lo đến những đề án công tác quan trọng và cần dự kiến việc điều hòa phối hợp làm cho các điều quyết định chung có chú ý đến lợi ích của các bên. Ngay từ khi đã xác định các công tác nghiên cứu, cần cùng nhau có các dự kiến nhằm xây dựng thủ tục giải quyết những sự tranh chấp.
   Căn cứ vào thực tế là các vấn đề bảo tồn và phát huy tác dụng khu phố cổ và môi trường chung quanh rất tinh vi, đòi hỏi những tri thức đặc biệt, đặt ra những sự lựa chọn nhiều khi khó khăn, những cán bộ chuyên môn về lĩnh vực ấy lại không có đủ, cho nên về mọi việc liên quan đến việc đặt ra và thực hiện các bảo vệ phải tiến hành sao cho có sự cân đối hợp lý và thích hợp với tình hình địa phương.
   Cơ quan bảo vệ di tích cần giữ gìn cận thận và thường xuyên khu di tích cổ và môi trường chung quanh để tránh khỏi phải làm những công việc tốn kém khi chúng bị hư hỏng. Muốn được như vậy, chúng ta cần đặt ra những giám thị thường xuyên mọi của cải thuộc tài sản ấy bằng các cuộc thanh tra thường kỳ. Cơ quan bảo vệ di tích còn phải thiết lập một chương trình bảo tồn và phát huy tác dụng kế hoạch hóa một cách tỷ mỷ. Chương trình ấy sẽ bao gồm dần dần toàn bộ khu phố cổ và môi trường chung quanh tùy theo khả năng khoa học, kỹ thuật và tài chính của mình.
Cần tìm kiếm những phương pháp có hiệu quả để tăng cường và bảo vệ khu phố cổ bị đe dọa bởi những nguy cơ đặc biệt quan trọng. Các phương pháp ấy phải căn cứ vào sự phụ thuộc lẫn nhau của các vấn đề về khoa học, kỹ thuật và nghệ thuật được đặt ra và giúp việc xác định những biện pháp phải được áp dụng. Ngoài ra, phải trả lại các khu phố cổ và môi trường chung quanh ấy chức năng của chúng trước đây hoặc trao cho chúng một chức năng mới thích hợp hơn. Với điều kiện giá trị văn hóa của chúng ta không được vì thế mà giảm sút đi.
   Những việc làm phải tiến hành đối với khu phố cổ và môi trường chung quanh phải nhằm mục tiêu bảo tồn dáng dấp vốn có của nó, phòng ngừa mọi việc xây dựng mới thêm vào và mọi việc sắp đặt có thể làm hư hỏng các tương quan về hình khối hoặc màu sắc giữa nó và những vật bao quanh. Những mối quan hệ mà thời gian và con người đã thiết lập một di tích với những vật chung quanh có tầm quan trọng bậc nhất và nguyên tắc chung là không được làm xáo trộn hoặc phá hủy những quan hệ ấy. Việc cô lập hóa một di tích bằng sự phá bỏ các vật chung quanh nó nói chung không được làm.
Phải áp dụng những biện pháp để bảo vệ khu phố cổ chống những ảnh hưởng bất lợi do sự phát triển của nền văn minh chúng ta. Các biện pháp ấy phải nhằm mục đích chống những sự rung động của các máy móc và phương tiện vận tải gây nên. Ngoài những biện pháp ấy còn phải kèm theo những biện pháp chống ô nhiễm, chống thiên tai và những biện pháp để trùng tu khu phố cổ khi bị hư hại.
   Việc phục hồi hoạt động của khu phố cổ phải tuân theo những quy định của pháp lệnh, chúng ta cần dự kiến trước việc điều tra về các mặt khoa học xã hội để xác định một cách chính xác những nhu cầu văn hóa xã hội của khu phố cổ. Đặc biệt mọi viêc phục hồi hoạt động phải nhằm mục đích giúp cho người có thể làm việc, phát triển và rạn rỡ trong Khu phố cổ ấy.
   Chúng ta phải theo dõi những tiến bộ của giao thông vận tải C, các kỹ thuật nghe nhìn (terchraiques audio visuels), kỹ thuật thông tin tự động và mọi kỹ thuật khoa học khác cùng những xu hướng của đời sống văn hóa và sự vui chơi, giải trí, tham quan du lịch, để cho những phương tiện và dịch vụ tốt nhất được dành cho công tác nghiên cứu khoa học và sử dụng môi trường chung quanh.
   Cần phải kiểm kê, xác định và ghi chép khoa học khu phố cổ, quy định khu vực bảo vệ, khu vực điều chỉnh xây dựng và khu vực bảo vệ môi trường chung quanh, cần lập kế hoạnh bảo vệ, bảo tồn, phát huy tác dụng và phục hồi hoạt động khu phố cổ. Kế hoạch ấy phải ấn định các điều kiện sử dụng đất đai và ghi những bất động sản phải bảo tồn cùng những điều kiện làm công tác bảo tồn. Kế hoạch ấy phải nằm trong toàn bộ quy hoạch đô thị và sắp đặt đất đai đối với những khu vực sở quan.
Các kế hoạch phục hồi hoạt động phải xác định những chức năng giao cho những bất động sản lịch sử và những mối liên quan giữa khu vực được phục hồi hoạt động với mạng lưới đô thị bao quanh.
    Trong chừng mực mà các công việc sửa chữa bên trong không làm thay đổi sự bố trí đặc trưng của các ngôi nhà ở cũ thì cần cho phép làm những công việc ấy để đem lại cho khu phố cổ đó những tiện nghi thuận tiện cho những người ở tại đấy.
Do có tầm quan trọng nên khu phố cổ và môi trường chung quanh cần được bảo vệ, đối với từng bộ phận riêng lẻ hoặc toàn bộ bằng những biện pháp pháp luật pháp qui. Các biện pháp bảo vệ khi cần thiết, phải được mở rộng bằng những qui định mới nhằm tăng cường công tác bảo tồn Khu phố cổ và môi trường chung quanh và làm dễ dàng việc phát huy tác dụng các bộ phận cấu thành khu phố cổ. Để đạt mục đích ấy, những tư nhân và tập thể là chủ những bộ phận tài sản văn hóa buộc phải tôn trọng các biện pháp bảo vệ.

Tác giả: GS. Lâm Bình Tường

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

liên kết web
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây