04:00 18/09/2023
Tín ngưỡng Thiên Y A Na là một dạng thức tín ngưỡng - văn hóa độc đáo khá phổ biến ở các tỉnh thành duyên hải miền Trung nước ta. Từ thần mẹ xứ sở Pô Inư Nưgar của người Chăm đã hiện thân thành vị Thánh Mẫu với tên gọi Thiên Y A Na - một vị phúc thần của người Việt.
22:38 21/05/2023
Trải qua gần 400 năm tồn tại, ngày nay di tích Chùa Cầu (tên gọi khác là cầu Nhật Bản, tên chữ Lai Viễn kiều) không chỉ là điểm đến du lịch nổi tiếng mà đã trở thành biểu tượng về di sản kiến trúc Hội An, biểu trưng của thành phố Hội An. Từ những giá trị lịch sử - văn hóa đến ý nghĩa về mối quan hệ giao lưu quốc tế, trong quá khứ đến nay, Chùa Cầu luôn là nguồn cảm hứng trong các sáng tác thơ ca, hội họa, nhiếp ảnh,… đồng thời cũng là đối tượng nghiên cứu trên nhiều lĩnh vực từ kiến trúc nghệ thuật, mỹ thuật, tín ngưỡng đến khảo cổ học của các học giả trong và ngoài nước.
03:41 27/04/2023
Ở khu vực miền Trung nói riêng, cả nước nói chung, nhiều công trình kiến trúc được xây dựng để phục vụ nhu cầu sinh hoạt tôn giáo, tín ngưỡng của người dân. Mỗi loại hình di tích tôn giáo, tín ngưỡng có một tên gọi khác nhau, bên trong di tích có các đối tượng thờ tự riêng biệt, rõ ràng. Các loại hình di tích tín ngưỡng tiêu biểu ở Hội An gồm: Đình, chùa, miếu, lăng, hội quán, văn chỉ.
04:04 19/12/2022
Ngay sau khi lên ngôi, vua Gia Long bắt đầu tổ chức, xây dựng và củng cố hệ thống chính quyền từ trung ương đến địa phương, đặc biệt vua Gia Long cho biên soạn bộ địa chí của vương triều và giao Thượng thư bộ Binh Lê Quang Định thực hiện và hoàn thành vào năm 1806 với tên gọi là Hoàng Việt nhất thống dư địa chí.
22:23 24/10/2021
Chùa Cầu, tương truyền do thương nhân Nhật Bản ở Hội An xây dựng vào khoảng cuối thế kỷ XVI - đầu thế kỷ XVII, nên còn có tên gọi là cầu Nhật Bản.
03:57 23/07/2021
Ẩm thực Hội An rất phong phú, đặc trưng, tuy nhiên trải qua thời gian, có một số món ăn gần như đã dần mất hẳn trong dân gian. Chẳng hạn như món bánh muỗng, một món ăn nghe tên gọi rất xa lạ với nhiều người, nhất là đối với cộng đồng cư dân sống ở vùng ngoại thị, vì đây là món ăn chỉ có ở khu vực nội thị Hội An trước đây.
23:04 04/07/2021
Bà Đại Càn là tên gọi dân gian của một vị nữ thần có danh hiệu được triều Nguyễn sắc phong đầy đủ là: Hàm hoằng, Quang đại, Chí đức, Phổ bác, Hiển hóa, Trang huy, Dực bảo trung hưng Đại Càn quốc gia Nam Hải tứ vị thánh nương thượng đẳng thần. Đại Càn là vị thần giữ vị trí đứng đầu trong danh sách các vị thần được thờ tự và là vị chủ thần được thờ trang trọng nhất ở nhiều đình làng tại Hội An cũng như các địa phương ở Quảng Nam. Trong các bản văn tế tại nhiều đình, miếu, thần hiệu Đại Càn quốc gia Nam Hải tứ vị thánh nương thượng đẳng thần thường đứng ở vị trí đầu tiên.