trao đổi chuyên ngành

Vò gốm phát hiện ở khu vực thi công hạng mục Hồ điều hòa

Khu vực Chùa Cầu qua tiếp cận khảo cổ học

 22:38 21/05/2023

Trải qua gần 400 năm tồn tại, ngày nay di tích Chùa Cầu (tên gọi khác là cầu Nhật Bản, tên chữ Lai Viễn kiều) không chỉ là điểm đến du lịch nổi tiếng mà đã trở thành biểu tượng về di sản kiến trúc Hội An, biểu trưng của thành phố Hội An. Từ những giá trị lịch sử - văn hóa đến ý nghĩa về mối quan hệ giao lưu quốc tế, trong quá khứ đến nay, Chùa Cầu luôn là nguồn cảm hứng trong các sáng tác thơ ca, hội họa, nhiếp ảnh,… đồng thời cũng là đối tượng nghiên cứu trên nhiều lĩnh vực từ kiến trúc nghệ thuật, mỹ thuật, tín ngưỡng đến khảo cổ học của các học giả trong và ngoài nước.

Vài thông tin về nghệ thuật trang trí tại di tích Chùa Cầu

Vài thông tin về nghệ thuật trang trí tại di tích Chùa Cầu

 20:38 26/02/2023

Chùa Cầu còn gọi là cầu Nhật Bản, tên chữ là Lai Viễn Kiều (来 遠 橋) –do Chúa Minh Vương Nguyễn Phúc Chu ban tặng vào năm Kỷ Hợi (1719) khi tuần du đến Hội An. Trải qua lịch sử gần 400 năm, ngày nay Chùa Cầu trở thành biểu tượng của di sản văn hóa thế giới Hội An, mang dấu ấn của mối quan hệ, giao lưu văn hóa giữa các quốc gia Việt Nam, Nhật Bản, Trung Hoa và các quốc gia Tây phương tại Hội An trong quá khứ.

Ghe đua trong đời sống văn hóa của cư dân Hội An

Ghe đua trong đời sống văn hóa của cư dân Hội An

 21:33 18/01/2023

Đóng ghe/thuyền đua và tổ chức hoạt động đua ghe/thuyền vào các dịp lễ, tết từ lâu đã trở thành nét văn hóa dân gian độc đáo của nhiều vùng miền ở Việt Nam như đua ghe Ngo ở Nam bộ, bơi chải ở miền Bắc và đua ghe ở miền Trung.

Mộ ông Koubunken Gusokukun, phường Tân An

Mộ ông Koubunken Gusokukun, phường Tân An

 22:51 01/08/2021

Lễ hội giao lưu văn hóa Việt Nam - Nhật Bản được tổ chức lần đầu tiên tại Hội An vào tháng 8/2002. Từ đó đến nay, lễ hội này trở thành hoạt động thường niên tại Hội An nhằm kỷ niệm mối quan hệ lâu đời, gắn bó thân thiết giữa Việt Nam và Nhật Bản. Hơn 400 năm trước, các thương nhân Nhật Bản đã có những đóng góp to lớn, để lại nhiều dấu ấn minh chứng cho thời kỳ phát triển phồn vinh của thương cảng Hội An, làm tiền đề cho mối quan hệ hữu nghị Việt - Nhật sau này.

Một số thông tin về Hội An trong tư liệu Quảng Nam tỉnh tạp biên

Một số thông tin về Hội An trong tư liệu Quảng Nam tỉnh tạp biên

 22:04 18/07/2021

Với sự ưu đãi về điều kiện tự nhiên và chính sách mở cửa của các chúa Nguyễn, vào thời kỳ Trung đại, Hội An trở thành một thương cảng quốc tế sầm uất của xứ Đàng Trong, Việt Nam và của cả khu vực, thế giới. Trải qua những biến thiên lịch sử, ngày nay Hội An còn lưu giữ được một hệ thống di sản văn hóa vật thể và phi vật thể rất đa dạng và phong phú, cả về nội dung và loại hình, trong đó Khu phố cổ Hội An được đánh giá là một quần thể di tích kiến trúc - cư dân đô thị của thời Trung đại duy nhất còn lại hầu như nguyên vẹn ở Việt Nam và khu vực Đông Nam Á. Bên cạnh hệ thống di sản văn hóa đang còn hiện hữu tại địa phương, thì nguồn tư liệu thành văn liên quan đến Hội An được lưu giữ, bảo quản tại các trung tâm lưu trữ quốc gia, các viện nghiên cứu ở nước ta rất phong phú và đa dạng, trong đó bộ tư liệu Quảng Nam tỉnh tạp biên được xem là nguồn tư liệu quan trọng để nhận diện, nghiên cứu lịch sử - văn hóa Hội An nói riêng, Quảng Nam nói chung.

DSC 0380

Mối quan hệ Việt – Nhật và hoàn cảnh xuất hiện Chùa Cầu

 22:54 27/06/2021

Vào thế kỷ XVI-XVII, dưới thời các chúa Nguyễn, Hội An đã trở thành một hải cảng giao thương với nước ngoài phát triển khá mạnh mẽ. Trong dòng giao thương ấy, có những dấu ấn quan trọng của các thương nhân Nhật Bản, Trung Quốc, Bồ Đào Nha, Anh, Pháp… Trong đó, sự có mặt của những thương nhân Nhật Bản đóng vai trò quan trọng trong hoạt động thương mại của người Nhật tại Hội An.

Phong trào Duy Tân đầu thế kỷ XX: nhìn từ Hội An, Quảng Nam

Phong trào Duy Tân đầu thế kỷ XX: nhìn từ Hội An, Quảng Nam

 21:30 24/05/2021

Phong trào Duy Tân đầu thế kỷ XX khởi phát đầu tiên trên đất Quảng Nam, sau đó nhanh chóng lan rộng ra nhiều tỉnh thành ven biển miền Trung và trở thành một phong trào vận động cách mạng trên phạm vi cả nước. Phong trào này do “bộ ba Quảng Nam” là Phan Châu Trinh, Trần Qúy Cáp, Huỳnh Thúc Kháng khởi xướng với tư tưởng đổi mới dân tộc dựa trên nền tảng các học thuyết về dân chủ/dân quyền, dân trí của phương Tây và thực tiễn công cuộc canh tân của Nhật Bản.

DSC 0495

Chùa Cầu Hội An - Những lần tu bổ

 03:34 19/08/2016

    Mặc dù chưa xác định chính xác niên đại xây dựng nhưng hiện nay chùa Cầu đã trở thành biểu tượng kiến trúc của di sản văn hóa Hội An, là chứng tích về một thời kỳ phát triển thịnh đạt của đô thị thương cảng Hội An cũng như về mối quan hệ, giao lưu văn hóa giữa Việt Nam, Nhật Bản, Trung Hoa và các nước phương Tây tại Hội An trong nhiều thế kỷ trước đây...

Những lần tu bổ di tích Chùa Cầu ở Hội An

Những lần tu bổ di tích Chùa Cầu ở Hội An

 21:11 18/08/2016

Mặc dù chưa xác định chính xác niên đại khởi dựng nhưng hiện nay Chùa Cầu đã trở thành biểu tượng kiến trúc của di sản văn hóa Hội An, là chứng tích về một thời kỳ phát triển phồn thịnh của đô thị thương cảng Hội An cũng như về mối quan hệ, giao lưu văn hóa giữa Việt Nam, Nhật Bản, Trung Hoa và các nước phương Tây tại Hội An trong nhiều thế kỷ trước đây...

liên kết web
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây