Tổ chức thành công lớp tập huấn “Bảo tồn di tích kiến trúc gỗ Hội An - Việt Nam - (Di tích Chùa Cầu là trường hợp điển hình)”

Thứ sáu - 09/06/2023 06:12
Sáng ngày 07/6/2023, tại Trung tâm Quản lý bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An, Cục Di sản văn hóa, Văn phòng JICA Việt Nam, Viện Bảo tồn di tích, và Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản văn hóa Hội An đã phối hợp tổ chức lớp tập huấn “Bảo tồn di tích kiến trúc gỗ Hội An - Việt Nam – (Di tích Chùa Cầu là trường hợp điển hình)”.
quang canh hoi truong
Quang cảnh buổi tập huấn - Ảnh: Hồng Việt
 
      Lớp tập huấn được diễn ra với sự tham gia của đại diện các lãnh đạo, cán bộ đang công tác trong lĩnh vực quản lý, bảo tồn các di tích, di sản kiến trúc gỗ tại các di sản văn hóa và địa phương ở Việt Nam như:  Hà Nội, Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi… một số công ty hoạt động trong lĩnh vực tu bổ, tôn tạo di tích.

      Tại lớp tập huấn, các báo cáo viên là những chuyên gia, những nhà quản lý giàu kinh nghiệm đã cung cấp, phổ biến nội dung lý thuyết qua các bài giảng về bảo tồn di sản kiến trúc gỗ, trao đổi chia sẻ kinh nghiệm về công tác bảo tồn di sản kiến trúc gỗ của các địa phương ở Việt Nam và kinh nghiệm từ Nhật Bản.
 
thuc dia
Quang cảnh buổi thực địa tại nhà cổ Quân Thắng (số 77 đường Trần Phú) - Ảnh: Khiếu Thị Hoài
 
      Bên cạnh những nội dung lý thuyết, các học viên tham gia lớp tập huấn đã tham quan, thực địa tại nhà cổ Quân Thắng (số 77 đường Trần Phú) - một trong những ngôi nhà cổ điển hình ở Khu phố cổ Hội An và di tích Chùa Cầu, nơi dự án tu bổ di tích đang diễn ra. Qua thực địa tại hai di tích, những vấn đề về lý thuyết bảo tồn di tích gỗ đã được các đại biểu và các học viên tham gia lớp tập huấn cùng trao đổi, thảo luận, soi chiếu. Kết thúc lớp tập huấn là hoạt động thảo luận, làm việc nhóm và nghe đánh giá nhận xét của các chuyên gia Nhật Bản, Cục Di sản Văn hóa, Viện Bảo tồn di tích với từng nhóm học viên. Hoạt động này thu hút sự tham gia tập trung sôi nổi của hầu hết các học viên.

      Với nhiều nội dung phong phú và cách tổ chức khoa học, lớp tập huấn “Bảo tồn di tích kiến trúc gỗ Hội An - Việt Nam - (Di tích Chùa Cầu là trường hợp điển hình)” đã không chỉ cung cấp kiến thức, nâng cao nhận thức, kỹ năng nghề nghiệp cho những người làm công tác bảo tồn tại các địa phương có di tích, di sản kiến trúc gỗ mà còn tạo môi trường giao lưu học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm trong công tác quản lý, bảo tồn các di tích, di sản kiến trúc gỗ tại các Khu di sản và các địa phương tại Việt Nam.
 

Tác giả: Khiếu Thị Hoài

Nguồn tin: Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

liên kết web
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây