Hướng dẫn tu sửa/thay đổi/tái sử dụng hợp lý di tích

Thứ ba - 02/10/2012 21:31
Những câu hỏi sau đây sẽ hướng dẫn chủ di tích xây dựng các phần việc tu sửa cho ngôi
nhà của bạn...

Hướng dẫn tu sửa

Những câu hỏi sau đây sẽ hướng dẫn chủ di tích xây dựng các phần việc tu sửa cho ngôi nhà của bạn.

Khi nào cần tu sửa?

Chủ di tích cần bắt đầu bằng việc hỏi những câu hỏi sau đây:

1. Có bộ phận nào của ngôi nhà mà bạn cảm thấy đang nằm trong tình trạng nguy hiểm không?

2. Có bộ phận gỗ hoặc bộ phận khác bị hư hỏng không?

3. Có bộ phận nào của ngôi nhà trông có vẻ còn tốt nhưng đã bị mối ăn không?

4. Có bộ phận nào của ngôi nhà bị dột không ?

Nếu phát hiện bất kỳ vấn đề nào nêu trên, bạn nên hỏi ý kiến Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di tích Hội An. Trong một số trường hợp, có lẽ cần phải tiến hành sửa chữa để bảo tồn ngôi nhà.

Có những hình thức sửa chữa nào?

Những hình thức sửa chữa chính bao gồm:

1. Lợp lại mái

2. Lợp lại mái và sửa chữa phần gỗ.

3. Hoàn thành việc tháo dỡ và tu bổ để bảo tồn kiểu dáng hiện có của ngôi nhà.

4. Hoàn thành việc tháo dỡ và tu bổ để phục hồi ngôi nhà theo hình dáng gốc của nó.

Chủ di tích nên hỏi ý kiến Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di tích Hội An để xác định cách sửa chữa nào thích hợp nhất.

Việc tu sửa cần được tiến hành như thế nào?

 

Trong trường hợp sửa chữa các di tích văn hóa, nếu không thực hiện đúng nguyên tắc sẽ làm mất đi giá trị của di tích. Cần thực hiện việc sửa chữa hoặc sau khi có sự chuẩn bị kỹ càng và đủ khả năng về tài chính. Trong trường hợp nếu thấy cần phải thực hiện việc tháo dỡ và tu bổ toàn diện nhưng chủ di tích không thể đáp ứng theo cách này thì chủ di tích nên giới hạn việc sửa chữa ở mức tối thiểu cho đến khi có đủ điều kiện tốt nhất để thực hiện.

Khi nào cần tiến hành hình thức sửa chữa tạm thời?

Trong trường hợp chưa thể thực hiện hình thức sửa chữa phù hợp nhất ngay lập tức, có thể thay thế bằng hình thức sửa chữa tạm thời. Ví dụ, trong trường hợp khó khăn về tài chính để tiến hành việc tháo dỡ và tu bổ, chủ di tích có thể lựa chọn một biện pháp tu sửa tạm thời như lợp lại mái hoặc lợp lại mái kết hợp tu sửa phần gỗ. Việc sửa chữa tạm thời sẽ giúp tránh tình trạng nguy hiểm của công trình và trước mắt ngăn không cho công trình hư hỏng thêm. Về lâu dài, cần phải tiến hành việc tháo dỡ và tu bổ toàn diện.

Nguồn tin: Trung tâm QLBT Di sản Văn hoá Hội An

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
liên kết web
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây