Những vị trí dễ bị hư hỏng trong công trình
Các chi tiết mặt tiền
• Cấu trúc mái hiên khá sâu bảo vệ ngôi nhà tránh mưa, gió, góp phần giảm thiểu nguy cơ hư hỏng mặt tiền.
• Xu hướng đáng quan ngại hiện nay là các kiểu cửa truyền thống dần bị loại bỏ do tính bất tiện trong sử dụng. Cần phải giám sát chặt chẽ xu hướng này.
Các chi tiết sân trời
• Các cột chống đỡ hiên, lan can và sàn thường rất dễ bị hư hỏng.
• Chức năng chủ yếu của sân trời là cung cấp đủ ánh sáng và giúp thông gió cho các phòng. Cần lưu ý để tránh xâm phạm các chức năng này.
Máng xối (khe giữa các mái)
• Là bộ phận dễ bị hư hỏng nhất trong các ngôi nhà ở Hội An. Nước mưa từ trên mái chảy dồn xuống đây. Mặc dầu áp dụng biện pháp chống thấm nước bằng vữa, nhưng lá cây mắc trên máng xối sẽ ngăn không cho nước chảy. Do vậy, lớp vữa sẽ bị hỏng và sẽ làm hư hại các vật liệu chống đỡ mái.
Các đầu đòn tay, đòn đông nằm trong tường hoặc đầu hồi
• Bộ phận nằm giữa tường bên và mái thường yếu. Nếu chỗ nối bị nứt, nước mưa sẽ thấm vào. Do vậy, vật liệu hệ mái dọc theo tường bên rất dễ bị xuống cấp.
Bờ nóc
• Phần nóc được xây rất chắc. Tuy nhiên, do nó quá nặng nên một khi bị nứt, nước sẽ thấm vào những kết cấu chống đỡ hệ mái như đòn đông sẽ bị hư hỏng. Hư hỏng hệ mái là nguyên nhân chính làm hư hỏng công trình, đặc biệt là kèo, trính, cột sau tường.
• Phần giữa tường bên và mái thường yếu và thường bị thấm nước. Vì vậy, vật liệu của hệ khung mái dọc theo tường bên sẽ rất dễ bị hư hại, xuống cấp.
Các chân cột
• Do bở ẩm ướt từ dưới nền đất, chân cột dễ bị hư hỏng.
• Có thể chỉ thay thế bộ phận bị hư hỏng bằng cách sử dụng phương pháp tấm lót dưới chân cột.
Nguồn tin: Trung tâm QLBT Di sản Văn hoá Hội An
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn