Những quy định pháp lý liên quan đến công tác bảo tồn

Thứ hai - 15/08/2011 04:27
Việc quản lý, bảo tồn và sử dụng di tích Khu phố cổ Hội An chủ yếu liên quan đến những tài liệu pháp lý sau:
• Luật Di sản Văn hóa (được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa X, kỳ họp thứ IX từ ngày 22-25/5/2001 thông qua, được sửa đổi, bổ sung năm 2009)

• Nghị định 38/2021/NĐ-CP của chính phủ  xử phạt hành chính trên lĩnh vực văn hóa, quảng cáo

• Nghị định số 98/2010/NĐ-CP ngày 21/9/2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Di sản văn hóa năm 2001 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa năm 2009

• Nghị định của Chính phủ số 180/2007/NĐ-CP ngày 07/12/2007 về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Xây dựng về xử lý vi phạm trật tự xây dựng đô thị

• Nghị định số 110/2018/NĐ-CP của Chính Phủ: Quy định về quản lý và tổ chức lễ hội


• Nghị định số 109/2017/NĐ-CP ngày 21/9/2017 của Chính phủ quy định về bảo vệ và quản lý di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới ở Việt Nam

• Chỉ thị số 274/CT-BVHTTDL ngày 23/9/2022 Về tăng cường quản lý nhà nước đối với một số hoạt động văn hóa nghệ thuật, lễ hội, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa, phục hồi và phát triển du lịch


Thông tư 18/2022/TT-BVHTTDL sửa đổi Thông tư 09/2011/TT -BVHTTDL; Thông tư 04/2023/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý, thu chi tài chính cho công tác tổ chức lễ hội và tiền công đức, tài trợ cho hoạt động lễ hội sẽ có hiệu lực kể từ ngày 19/3/2023.

• Quyết định 506/VHQD ngày 19/3/1985 của Bộ Văn hóa về việc công nhận Khu phố cổ Hội An là Di tích Lịch sử Văn hóa Quốc gia

• Quyết định số 19/2020/QĐ-UBND ngày 18/12/2020 của UBND tỉnh Quảng Nam về ban hành Quy chế bảo vệ Di sản Văn hóa thế giới Khu phố cổ Hội An

•  Quyết định số 08/2019/QĐ-UBND ngày 02/5/2019 của UBND tỉnh Quảng Nam 
ban hành Quy chế bảo vệ và phát huy giá trị các di tích và danh thắng trên địa bàn tỉnh Quảng Nam

•  Chỉ thị số 274/CT-BVHTTDL ngày 23/9/2022 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về tăng cường quản lý nhà nước đối với một số hoạt động văn hóa nghệ thuật, lễ hội, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa, phục hồi và phát triển du lịch



Chức năng của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch: chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về di sản văn hóa.

Cục Di sản Văn hóa: là cơ quan tham mưu trực tiếp, giúp Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thực hiện quản lý nhà nước về di sản văn hóa.

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch: là cơ quan quản lý trực tiếp về mặt chuyên môn đối với các hoạt động liên quan đến văn hoá.

Phòng Văn hóa Thông tin: quản lý Nhà nước trên lĩnh vực ngành văn hóa thông tin, trên lĩnh vực quản lý, trùng tu, sử dụng, khai thác di tích, danh thắng trên cơ sở quy định của Luật di sản văn hóa năm 2002 và Quy chế quản lý, bảo tồn, sử dụng di tích và danh thắng Hội An; giữ vai trò là cơ quan chỉ trì trong hoạt động phối hợp giải quyết các vấn đề có liên quan đến quản lý Nhà nước về di tích và danh thắng trên địa bàn thành phỉ; có quyền yêu cầu Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di tích, Uỷ ban Nhân dân các phường có di tích trong khu phố cổ báo cáo, giải trình về các vấn đề có liên quan đến quản lý Nhà nước về di tích, trên cơ sở đó tham mưu, đề xuất với Uỷ ban Nhân dân Thành phố giải quyết.

Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An: chịu sự quản lý về mặt Nhà nước trước Ủy ban Nhân dân Thành phố, đồng thời chịu sự hướng dẫn về mặt chuyên môn của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; giúp Ủy ban Nhân dân thành phố Hội An thực hiện quản lý Nhà nước về di tích, danh thắng Hội An; tổ chức nghiên cứu sưu tầm, bảo tồn bảo tàng trùng tu tôn tạo di tích, phát huy giá trị di tích văn hóa, danh thắng, lịch sử cách mạng Hội An; chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan và trực tiếp tham mưu Uỷ ban Nhân dân Thành phố cấp phép xây dựng, sửa chữa trong Khu phố cổ; chịu trách nhiệm trong việc hướng dẫn, kiểm tra công dân thực hiện đúng nội dung Giấy phép xây dựng; phối hợp với Uỷ ban Nhân dân Phường cùng các cơ quan liên quan kiểm tra, xử lý, giải quyết các trường hợp xây dựng vi phạm.

Phòng Quản lý Đô thị: giúp Uỷ ban Nhân dân Thành phố quản lý Nhà nước về đô thị, kiến trúc xây dựng, chịu trách nhiệm chính trong kiểm tra nội dung hồ sơ xin phép xây dựng, sửa chữa đối với các nội dung về kỹ thuật, kết cấu và sở hữu công trình.

Phòng Tiếp nhận và Giao trả hồ sơ: là đầu mối trong hoạt động tiếp nhận, giao trả hồ sơ, giấy phép xây dựng nhà ở, các công trình khác của công dân, tổ chức; theo dõi đôn đốc các cấp, ngành chức năng thực hiện đúng thời hạn quy định về giao trả hồ sơ, cấp phép của Uỷ ban Nhân dân Thành phố; có trách nhiệm gởi giấy phép cho các địa phương và các ngành chức năng để theo dõi, kiểm tra.

Đội Kiểm tra Quy tắc: phối hợp với Uỷ ban Nhân dân phường, Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa  Hội An kiểm tra, phát hiện các trường hợp vi phạm trong lĩnh vực trật tự xây dựng đô thị.

• Chức năng của các bộ khác: Ngoài Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ra, còn có trách nhiệm của các bộ liên quan khác như Bộ Kế hoạch - Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng, Bộ Giáo dục - Đào tạo, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Công an, Bộ Công thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Nguồn tin: Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
liên kết web
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây