Xã Minh Hương với thương cảng Hội An Thế kỷ XVII - XIX

Thứ hai - 08/07/2013 00:03

Xã Minh Hương với thương cảng Hội An Thế kỷ XVII - XIX

Tập sách gồm 4 chương, giới thiệu về Lịch sử hình thành và phát triển của xã Minh Hương gắn liền với sự phát triển của thương cảng Hội An từ thế kỷ XVII - XIX.
Chương I: Tình hình tư liệu về xã Minh Hương
Chương II: Lịch sử hình thành và kết cấu cộng đồng cư dân
Chương III: Hoạt động kinh tế - ngành nghề
Chương IV: Sinh hoạt văn hóa, tôn giáo - tín ngưỡng
Lịch sử hình thành và phát triển của xã Minh Hương gắn liền với sự phát triển của thương cảng Hội An từ thế kỷ XVII - XIX. Với đặc điểm là một làng - xã hoạt động chủ yếu bằng thương nghiệp, xã Minh Hương đã góp phần đáng kể làm nên sự phồn thịnh của thương cảng Hội An trong nhiều thế kỷ, đã để lại những dấu ấn văn hóa sâu sắc trong diện mạo văn hóa Đô thị cổ Hội An ngày nay. Do vậy, khi nghiên cứu về lịch sử văn hóa Đô thị cổ Hội An không thể bỏ qua vấn đề Minh Hương xã. Ngược lại, nếu làm rõ những vấn đề liên quan đến quá trình hình thành và phát triển của xã này cũng có nghĩa là chúng ta sẽ có được nhận thức đầy đủ hơn, toàn diện hơn về Di sản Văn hóa Hội An.
Tập sách này đ­ược biên soạn từ kết quả của đề tài “Nghiên cứu vai trò của xã Minh H­ương ở th­ương cảng Hội An thế kỷ XVII - XIX”, triển khai trong các năm 1998, 1999. Cơ quan chủ quản đề tài là sở KHCN&MT tỉnh Quảng Nam, nay là sở KHCN và chủ trì là Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di tích Hội An. Tham gia thực hiện đề tài gồm các thành viên: Trần Văn An (chủ nhiệm đề tài), Nguyễn Chí Trung, Trần Ánh, Nguyễn Đức Minh, Hồ Tấn C­ường, Tống Quốc H­ưng, Lê Thị Tuấn và các cộng tác viên tại Hội An cũng như­ một số địa phư­ơng trong và ngoài tỉnh Quảng Nam.

Tác giả sách: Trần Văn An - Trần Ánh - Nguyễn Chí Trung

 Từ khóa: hội an

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

liên kết web
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây