Tham dự tọa đàm có đại diện Cục Di sản văn hóa (Bộ VH-TT&DL), Ban Nghiên cứu văn hóa, Viện Văn hóa nghệ thuật quốc gia Việt Nam cùng nhiều chuyên gia, nhà nghiên cứu văn hóa trong và ngoài nước.
Tọa đàm nhận được gần 20 bài tham luận của các học giả, nhà nghiên cứu, chuyên gia, các cơ quan chuyên môn, quản lý về lĩnh vực nghề thủ công và văn nghệ dân gian.
Các tham luận ở mảng nghiên cứu về sự hình thành và phát triển, giá trị lịch sử - văn hóa, kinh tế - xã hội của các làng nghề ở Hội An, thực trạng quản lý, bảo tồn phát huy; các quan điểm, giải pháp bảo tồn và phát triển nghề/làng nghề đã nêu cao vai trò của các làng nghề truyền thống ở Hội An trong việc kết nối thương mại với các vùng miền ở Quảng Nam và sự giao thương buôn bán trên toàn quốc, quốc tế. Các tác giả cũng đề xuất chính sách, cơ chế liên quan đến quản lý, phát huy các làng nghề/nghề truyền thống trong bối cảnh hiện nay.
Còn các tham luận nghiên cứu về lĩnh vực văn hóa, văn nghệ dân gian ở Hội An đã chỉ ra những khó khăn, thách thức trong việc truyền dạy, phát huy một số loại hình văn hóa có nguy cơ mai một ở địa phương.
Đại diện Ban Nghiên cứu văn hóa, Viện Văn hóa nghệ thuật quốc gia Việt Nam cũng đưa ra những ý kiến tư vấn, gợi mở về đặc trưng, tầm nhìn và hành động để Hội An tiếp cận mạng lưới thành phố sáng tạo toàn cầu của UNESCO.
Tọa đàm nằm trong chuỗi sự kiện thuộc chương trình Năm du lịch quốc gia - Quảng Nam 2022 nhằm giới thiệu, tôn vinh những giá trị truyền thống lịch sử, văn hóa; khẳng định vai trò và những đóng góp to lớn của vùng đất, con người Hội An nói riêng và Quảng Nam nói chung trong tiến trình lịch sử của dân tộc.
Những thông tin, ý kiến chia sẻ tại tọa đàm là cơ sở khoa học và thực tiễn phong phú để TP.Hội An tham khảo trong quá trình xây dựng hồ sơ, tham gia vào mạng lưới các thành phố sáng tạo toàn cầu của UNESCO trong thời gian đến.
Tác giả: QUỐC TUẤN
Nguồn tin: baoquangnam.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn