22:38 21/05/2023
Trải qua gần 400 năm tồn tại, ngày nay di tích Chùa Cầu (tên gọi khác là cầu Nhật Bản, tên chữ Lai Viễn kiều) không chỉ là điểm đến du lịch nổi tiếng mà đã trở thành biểu tượng về di sản kiến trúc Hội An, biểu trưng của thành phố Hội An. Từ những giá trị lịch sử - văn hóa đến ý nghĩa về mối quan hệ giao lưu quốc tế, trong quá khứ đến nay, Chùa Cầu luôn là nguồn cảm hứng trong các sáng tác thơ ca, hội họa, nhiếp ảnh,… đồng thời cũng là đối tượng nghiên cứu trên nhiều lĩnh vực từ kiến trúc nghệ thuật, mỹ thuật, tín ngưỡng đến khảo cổ học của các học giả trong và ngoài nước.
03:32 27/02/2023
Mỗi độ trăng rằm tháng Tám, Hội An lại rộn ràng vui hội Trung Thu. Các gia đình, thôn xóm, các di tích đình miếu, doanh nghiệp, hiệu buôn,… tưng bừng bày mâm cỗ, đón mời các đoàn múa vật linh. Không khí lễ hội thật tươi vui, náo nhiệt. Người Việt xưa có câu“Muốn ăn lúa tháng Năm, trông trăng rằm tháng Tám”. Ngắm trăng rằm tháng Tám và dự đoán về thời tiết, mùa màng, vận mệnh quốc gia là một thông tục từ xưa của Lễ Tết Trung thu tại nhiều quốc gia Đông Bắc Á, Đông Nam Á, một nghi lễ hội mùa, cầu mong sự sinh sôi, nảy nở và cầu cho mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an . Trải qua thời gian, cùng với những điều kiện giao lưu, tiếp biến văn hóa, Tết Trung Thu ở Hội An mang nhiều giá trị văn hóa đặc sắc riêng có và bền bỉ sức sống theo cùng năm tháng.
20:38 26/02/2023
Chùa Cầu còn gọi là cầu Nhật Bản, tên chữ là Lai Viễn Kiều (来 遠 橋) –do Chúa Minh Vương Nguyễn Phúc Chu ban tặng vào năm Kỷ Hợi (1719) khi tuần du đến Hội An. Trải qua lịch sử gần 400 năm, ngày nay Chùa Cầu trở thành biểu tượng của di sản văn hóa thế giới Hội An, mang dấu ấn của mối quan hệ, giao lưu văn hóa giữa các quốc gia Việt Nam, Nhật Bản, Trung Hoa và các quốc gia Tây phương tại Hội An trong quá khứ.
03:57 23/07/2021
Ẩm thực Hội An rất phong phú, đặc trưng, tuy nhiên trải qua thời gian, có một số món ăn gần như đã dần mất hẳn trong dân gian. Chẳng hạn như món bánh muỗng, một món ăn nghe tên gọi rất xa lạ với nhiều người, nhất là đối với cộng đồng cư dân sống ở vùng ngoại thị, vì đây là món ăn chỉ có ở khu vực nội thị Hội An trước đây.
22:04 18/07/2021
Với sự ưu đãi về điều kiện tự nhiên và chính sách mở cửa của các chúa Nguyễn, vào thời kỳ Trung đại, Hội An trở thành một thương cảng quốc tế sầm uất của xứ Đàng Trong, Việt Nam và của cả khu vực, thế giới. Trải qua những biến thiên lịch sử, ngày nay Hội An còn lưu giữ được một hệ thống di sản văn hóa vật thể và phi vật thể rất đa dạng và phong phú, cả về nội dung và loại hình, trong đó Khu phố cổ Hội An được đánh giá là một quần thể di tích kiến trúc - cư dân đô thị của thời Trung đại duy nhất còn lại hầu như nguyên vẹn ở Việt Nam và khu vực Đông Nam Á. Bên cạnh hệ thống di sản văn hóa đang còn hiện hữu tại địa phương, thì nguồn tư liệu thành văn liên quan đến Hội An được lưu giữ, bảo quản tại các trung tâm lưu trữ quốc gia, các viện nghiên cứu ở nước ta rất phong phú và đa dạng, trong đó bộ tư liệu Quảng Nam tỉnh tạp biên được xem là nguồn tư liệu quan trọng để nhận diện, nghiên cứu lịch sử - văn hóa Hội An nói riêng, Quảng Nam nói chung.
21:25 22/03/2021
Ăn uống là một phần không thể thiếu trong đời sống con người. Trải qua nhiều giai đoạn, mỗi con người đều có sự sáng tạo không ngừng, tìm tòi chế biến nhiều món ăn từ bình dị cho đến sang trọng phục vụ đời sống cho mình và cho người khác. Việc chọn nguyên liệu, chế biến món ăn là sự sáng tạo của con người. Trải qua lịch sử hàng trăm năm, ẩm thực Hội An là một trong nét văn hóa tiêu biểu của người dân nơi đây. Sự phong phú, đa dạng trong văn hóa ẩm thực Hội An thể hiện qua việc lựa chọn, sử dụng kết hợp nhiều nguyên liệu trong từng món ăn cho thấy sự tinh tế, sáng tạo của người chế biến, tất cả góp phần làm nên “cái hồn” văn hóa Hội An.
22:33 23/02/2021
Một dấu ấn lịch sử quan trọng trong hành trình mở cõi về phương Nam của nhà nước Đại Việt là sự kiện vua Lê Thánh Tông thành lập đạo thừa tuyên Quảng Nam vào năm 1471, đạo thừa tuyên thứ 13 của nước ta. Từ đó đến nay đã trải qua chặng đường đúng 550 năm (1471 - 2021).