22:19 15/08/2021
Triển khai thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn trong năm 2021, hiện nay Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An đang tiến hành khảo sát, đo vẽ, số hóa kiến trúc của di tích hội quán Ngũ Bang (Hội quán Dương Thương) và một số công trình – di tích tiêu biểu có niên đại vào những năm 60, 70 của thế kỷ XX. Nội dung thực hiện gồm:
22:58 01/08/2021
Hát bội bắt đầu xuất hiện tại Hội An, Quảng Nam vào đầu thế kỷ XIX; tuy rằng khá muộn so với nhiều loại hình diễn xướng dân gian khác, song hát bội đã nhanh chóng được dân cư nơi đây đón nhận và vô cùng ưa chuộng.
21:48 20/07/2021
Chắc hẳn không nhiều người kể, cả người dân địa phương biết rằng ngay giữa lòng thành phố Hội An bình yên và xinh đẹp vẫn còn tồn tại một nhà tù do đế quốc Mỹ và chế độ cũ xây dựng lên từ những năm 60 của thế kỷ trước. Đó là di tích Nhà lao Hội An, (còn gọi là Trung tâm cải huấn Quảng Nam) ở số 242/12 Lý Thường Kiệt, phường Sơn Phong, thành phố Hội An. Di tích Nhà lao Hội An đã được UBND tỉnh Quảng Nam công nhận là di tích cấp tỉnh tại Quyết định số 559/QĐ-UBND ngày 08/02/2007.
22:09 29/11/2020
Từ thế kỷ thứ XVI - XVIII, Hội An phát triển thành một thương cảng phồn thịnh vào bậc nhất ở xứ Đàng Trong, các thương nhân bản địa và ngoại quốc đã đến đây lập nên nhiều hiệu buôn để trao đổi, cung cấp sản vật của địa phương xuất ra nước ngoài, đồng thời nhập khẩu các loại hàng hóa thiết yếu cần dùng trong nước.
21:54 15/09/2019
Nghề gốm Thanh Hà là một trong những nghề thủ công truyền thống nổi tiếng ở Hội An, được hình thành và phát triển liên tục từ khoảng thế kỷ XVII đến nay. Hiện nay, nghề gốm đang được bảo tồn và phát huy hiệu quả, là một trong những điểm tham quan hấp dẫn của Khu phố cổ Hội An.
03:17 18/02/2019
Sáng ngày 16/2/2019, nhằm ngày 12 tháng Giêng năm Kỷ Hợi, tại di tích đình Sơn Phong tọa lạc tại số 350 đường Nguyễn Duy Hiệu - Hội An, Ban Quản lý di tích đình Sơn Phong cùng đông đảo bà con nhân dân địa phương đã long trọng tổ chức lễ tế xuân đầu năm. Lễ tế được tổ chức theo nghi thức truyền thống nhằm tri ân các vị Tiền hiền, Hậu hiền và chư vị hiền nhân đã khai cơ, lập nghiệp, phò trì người dân an cư lạc nghiệp, phát triển mảnh đất Sơn Phong suốt nhiều thế kỷ cho đến hôm nay.
03:08 05/12/2018
Đầu thế kỷ trước, di tích Cẩm Hà cung – Hải Bình cung đã được đánh giá một trong những công trình kiến trúc tiêu biểu, quan trọng của Hội An xưa do cộng đồng người Minh Hương tại Hội An xây dựng. Năm 1930, Viện Viễn Đông Bác cổ của Pháp đã đưa di tích Cẩm Hà cung – Hải Bình cung vào danh mục cổ tích liệt hạng, là công trình kiến trúc bậc nhất Quảng Nam cùng với hai di tích khác ở Hội An là Chùa Cầu và hội quán Triều Châu. Theo tư liệu (Hội An kim tích), Cẩm Hà cung được khởi dựng vào năm 1626 ở ranh giới địa phận xã Cẩm Phô và xã Thanh Hà. Tên gọi cung Cẩm Hà xuất phát từ cách gọi ghép của hai địa danh này. Sau đó, di tích được di dời về vị trí hiện tại, cho đến nay vẫn chưa xác định được niên đại di dời (có ý kiến cho rằng khoảng năm 1686 nhưng cho đến nay vẫn chưa đủ cơ sở kết luận). Người dân địa phương thường gọi di tích này là chùa Bà Mụ.
03:38 03/10/2018
Nằm trong chương trình Hội Tết Trung thu Mậu Tuất, Hội An - 2018, bên cạnh một số hoạt động như hội thi múa Lân - Thiên cẩu, phụ diễn văn nghệ “Em vui Trung thu”, tái hiện “Đêm phố cổ” Hội An đầu thế kỷ XX, UBND thành phố Hội An phát động các cơ sở kinh doanh, khách sạn, điểm sinh hoạt văn hóa, di tích tổ chức trang trí lồng đèn, mâm cỗ đón tết Trung thu.
04:27 04/09/2018
Di tích khảo cổ học Ruộng Đồng Cao nằm ở khối Lâm Sa, phường Cẩm Phô, thành phố Hội An. Di tích được phát hiện và đào thám sát, khai quật vào năm 1998 và 2009. Tầng văn hóa của di tích dày trên dưới 50cm, chứa các di vật liên quan đến cư trú của cư dân Champa vào những thế kỷ 3-4 sau Công nguyên. Di tích có ý nghĩa quan trọng trong nghiên cứu về thời kỳ Champa ở Hội An, Quảng Nam.
02:49 20/11/2017
Hưởng ứng tuần lễ cấp cao APEC Việt Nam 2017, đồng thời nhằm tăng cường mối quan hệ hữu nghị giữa Việt Nam và Nhật Bản, trong khuôn khổ “Không gian văn hóa Việt Nam - Nhật Bản”, Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An đã tổ chức trưng bày hình ảnh với chủ đề “Tư liệu lịch sử, kết quả khảo cổ học về giao thương và phố Nhật ở Hội An thế kỷ XVII” tại di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia đình Cẩm Phô.
21:22 06/09/2017
Di tích khảo cổ học Bãi Làng tại xã Tân Hiệp, thành phố Hội An được phát hiện và đào thám sát vào năm 1997 và năm 1998, khai quật năm 1999. Những hiện vật phát hiện tại di tích đã minh chứng đây là điểm dừng chân, trao đổi hàng hóa của các thương thuyền quốc tế thời kỳ Champa từ thế kỷ VIII-X. Với những giá trị tiêu biểu về lịch sử - văn hóa và khoa học, năm 2006, di tích khảo cổ học Bãi Làng được xếp hạng di tích cấp quốc gia.
21:51 04/06/2017
Châu Ấn thuyền (thuyền Châu Ấn), là loại thuyền buôn được chính quyền Nhật Bản vào Thế kỷ 17 – 18 cho phép để các thương nhân Nhật Bản giao thương buôn bán với bên ngoài, trong đó có Việt Nam. Trong lịch sử, loại thuyền buôn này đã nhiều lần đến buôn bán tại cảng thị Hội An.
23:26 16/10/2016
Di tích chùa Bà (còn gọi là Quan Âm Phật tự, Minh Hương Phật tự) tọa lạc tại số 13 Nguyễn Huệ, được xây dựng vào khoảng thế kỷ XVII.
03:47 10/10/2016
Chùa Cầu, còn gọi là Lai Viễn Kiều, là một di tích kiến trúc nghệ thuật độc đáo ở Hội An. Tương truyền cầu do người Nhật Bản xây dựng vào khoảng đầu thế kỷ thứ 17, được các thế hệ cư dân Hội An gìn giữ bảo tồn đến ngày nay với những giá trị tiêu biểu về lịch sử văn hóa, kiến trúc mỹ thuật, chùa Cầu đã được cấp bằng xếp hạng di tích cấp quốc gia năm 1990.
23:39 28/08/2016
Di tích chùa Bà (còn gọi là Quan Âm Phật tự, Minh Hương Phật tự) được xây dựng vào thế kỷ XVII, tọa lạc tại số 13 Nguyễn Huệ. Cùng với chùa Ông, chùa Bà là trung tâm tín ngưỡng của cư dân Hội An trong nhiều thế kỷ qua cũng như hiện nay.