05:02 19/09/2017
Cù Lao Chàm với vị thế là vùng đảo, cùng với nguồn tài nguyên rừng và biển phong phú nên từ thời Tiền Sơ sử đã có con người sinh sống. Tại đây, bên cạnh nông nghiệp, lâm nghiệp thì ngư nghiệp là sinh kế chính của người dân địa phương. Vì thế, đánh bắt thủy hải sản là nghề có truyền thống lâu đời, gắn liền với đời sống của cư dân xã đảo từ bao đời nay.
04:53 19/09/2017
Theo những hộ làm nghề mành hiện nay cho biết, nghề mành đã có từ lâu ở Cù Lao Chàm nhưng không biết chính xác thời gian ra đời của nghề mành. Có ý kiến cho rằng, truyền thống của nghề mành là của ngư dân Kim Bồng, xã Cẩm Kim, sau này Cù Lao Chàm mới phát triển nghề này. Hiện ở Hòn Dài còn một lăng thờ do dân Kim Bồng làm nghề mành ở vùng biển Cù Lao Chàm xây dựng để thờ.
Đa số quê gốc của những hộ làm mành hiện nay ở trong đất liền, cha mẹ của họ đã ra Cù Lao Chàm sinh sống vào khoảng từ năm 1960.
06:29 23/08/2017
1. Vài nét về quá trình lập làng/xã với sự hình thành nghề/làng nghề truyền thống:
Trải bao thăng trầm, biến cố lịch sử để hình thành và phát triển, cộng đồng cư dân Hội An - xứ Quảng được xem là một trong những địa phương mẫu hình về hành xử trên từng bước đường hành tiến về phương Nam của dân tộc Việt. Điều đó được khẳng định trên nhiều mặt của cơ tầng - cấu trúc kinh tế - văn hóa - xã hội ở nơi đây và trước hết phải kể đến trong quá trình khai hoang lập làng gắn với quá trình hoạt động kinh tế để tồn sinh và phát triển. Có thể nói, các lớp dân cư Hội An đã rất năng động, sáng tạo, biết khai thác từng tấc đất phù sa, bãi cát đến trên/dưới của từng dòng sông - bờ biển - đảo khơi, cả về địa thế, thời cuộc lịch sử. Tất cả đã tạo nên một bức tranh hoạt động kinh tế, ngành nghề sản xuất ở Hội An vô cùng phong phú, đa dạng.
22:56 23/10/2013
1. Vài nét về quá trình lập làng/xã với sự hình thành nghề/làng nghề truyền thống:
Trải bao thăng trầm, biến cố lịch sử để hình thành và phát triển, cộng đồng cư dân Hội An - xứ Quảng được xem là một trong những địa phương mẫu hình về hành xử trên từng bước đường hành tiến về phương Nam của dân tộc Việt. Điều đó được khẳng định trên nhiều mặt của cơ tầng - cấu trúc kinh tế - văn hóa - xã hội ở nơi đây và trước hết phải kể đến trong quá trình khai hoang lập làng gắn với quá trình hoạt động kinh tế để tồn sinh và phát triển. Có thể nói, các lớp dân cư Hội An đã rất năng động, sáng tạo, biết khai thác từng tấc đất phù sa, bãi cát đến trên/dưới của từng dòng sông - bờ biển - đảo khơi, cả về địa thế, thời cuộc lịch sử. Tất cả đã tạo nên một bức tranh hoạt động kinh tế, ngành nghề sản xuất ở Hội An vô cùng phong phú, đa dạng.
12:17 12/09/2013
Lễ hội cổ truyền hay lễ hội truyền thống, lễ hội của cộng đồng làng - xóm, được tổ chức trên cơ sở lấy làng/xã hoặc xóm/thôn, nhóm nghề nghiệp làm đơn vị xã hội cơ bản của một nhóm cộng đồng hay cả nhóm cộng đồng dân cư.
03:40 12/09/2013
Lễ Tết Nguyên Đán là lễ hội truyền thống đặc sắc của dân tộc Việt Nam nói chung và người dân Hội An nói riêng. Nó mang tính thống nhất cộng đồng xã hội, tính nhân văn thẩm mỹ cao. Tết là điểm xuất phát thiêng liêng của ngày mới, tháng mới, năm mới, là dịp con người hướng tới mỹ tục: lịch sự, cao thượng, nhân ái với những lời cầu chúc tốt đẹp nhất.
03:55 03/09/2013
Theo truyền thống về thờ tự của người Việt, “Văn Thánh miếu” hay còn gọi là “Văn chỉ” được xây dựng để thờ Văn thánh Khổng Tử và phối thờ các vị Tứ phối, Thập triết, Thất thập nhị hiền cùng các vị khoa bảng của địa phương. Đây còn là cơ sở nhằm đề cao và khuyến khích việc học hành cho con cháu trong làng xóm. Vì vậy, việc lập miếu để thờ Đức Khổng Tử, Tiên Nho và những bậc khoa cử trong làng là một hình thức khá phổ biến trong làng xã Việt Nam thời phong kiến nói chung. Riêng ở Hội An có hai làng lập miếu để thờ đó là làng Minh Hương (có Văn chỉ Minh Hương - nay thuộc phường Minh An) và làng Cẩm Phô (có Văn Thánh miếu - nay thuộc phường Cẩm Phô).
Văn Thánh miếu Cẩm Phô nằm cách Khổng Tử miếu chừng 500m về hướng Tây Bắc, trước đây thuộc ấp Tu Lễ - làng Cẩm Phô, nay là khối 3 - phường Cẩm Phô.
03:31 10/10/2012
Tìm hiểu về nghề may ai cũng biết đây là nghề truyền thống có từ lâu đời của người Việt Nam và bắt nguồn từ khi con người biết trồng dâu nuôi tằm. Thế nhưng, để xác định được vị Tổ nghề thì rất khó. Riêng ở Hội An được các bậc cao niên truyền lại rằng: vị Tổ nghề may là Bà Nguyễn Thị Sen. Bà vốn là người ươm tơ dệt lụa đẹp nhất vùng. Bà đã chế biến ra sợi chỉ bằng lá dứa mà phụ nữ nông thôn thường dùng để may vá. Lá dứa đặt trên tấm ván, lấy chén cán mềm đến khi còn xơ đem phơi khô rồi xe lại thành sợi chỉ lượt. Tương truyền Bà sinh vào ngày 12 tháng chạp và mất vào ngày 12 tháng giêng.
03:13 10/10/2012
Trà Quế là địa danh nổi tiếng về nghề trồng rau sống ở Hội An, nằm cách thành phố Hội An khoảng 2,5km về hướng Bắc, gồm 239 hộ dân cư, trong đó 229 hộ sống chủ yếu bằng nghề trồng rau. Đây là nghề tương đối vất vả, suốt ngày bà con phải bán mặt cho đất, bán lưng cho trời, nhưng ngược lại trời, đất không phụ công cần cù lao động của bà con, hàng ngày mỗi hộ thu nhập trên dưới một trăm nghìn đồng. Gắn liền với đời sống lao động, làng quê Trà Quế có nhiều hoạt động văn hoá văn nghệ dân gian và thể thao truyền thống mà tiêu biểu là lễ hội Cầu Bông.