Hiện tại, chưa xác định được niên đại xây dựng của di tích, chỉ biết di tích đã qua những lần tu bổ: Năm Tự Đức thứ 24 (1871); Năm Duy Tân thứ 7 (191
3) (
Theo xà cò hiện còn trong di tích). Theo ý kiến của các nhân chứng sống lân cận di tích, trong đợt tu bổ lần thứ 4 (
trước năm 1975 - không nhớ rõ thời gian) đã thay đổi bậc cấp phía trước bằng cách xây tường cao bằng lan can hành lang ở ngoài nhìn vào như một bức bình phong, mở bậc cấp ở hai đầu bước lên di tích. Lần tu bổ gần đây nhất là vào năm 1994.
Miếu được xây dựng trên một khoảng đất rộng, xoay hướng Nam - Tây Nam (
hướng nhìn ra sông). Lối vào di tích là cổng tam quan với hệ cửa thượng song hạ bản, 2 cánh. Tam quan có 4 trụ biểu trên trang trí búp sen, ở giữa có bức hoành đắp nổi chữ: “文 聖 廟” (
Văn Thánh miếu), phía trên trang trí hồi văn. Mặt trước 4 trụ biểu đắp nổi 2 cặp câu đối Hán tự trên nền đỏ, chữ màu đen. Cặp câu đối bên ngoài với nội dung: “先 禮 出 來 求 門 也” (
Tiên lễ xuất lai cầu môn dã), “後 文 書 祠 義 仁 賢” (
Hậu văn thư từ nghĩa nhân hiền). Cặp câu đối bên trong ghi: “前 人 建 造 宗 崇 諸 位 文 儒 有 功 德” (
Tiền nhân kiến tạo tôn sùng chư vị văn nho hữu công đức), “後 世 重 修 骨 格 知 恩 道 義 留 永 傳” (
Hậu thế trùng tu cốt cách tri ân đạo nghĩa lưu vĩnh truyền).
Di tích nằm trên nền cao 1,50m (
so với mặt sân), móng và bờ nền kè đá nên từ xa nhìn vào tổng thể công trình kiến trúc rất cao ráo, bề thế. Từ cổng nhìn vào di tích có bức tường án ngữ phía trước tạo thành hai lối đi vào trong miếu, trên các bậc cấp, giữa mặt tiền thông với hai lối đi là bức tường thành, đồng thời cũng là bình phong, ở dưới được bịt kín trên có gắn song.
Hệ mái lợp ngói âm dương, với 43 vồng ngói, phía trước có gắn đĩa sứ trang trí. Bờ nóc đắp thẳng cong về hai đầu với đề tài được trang trí: “
lưỡng long triều dương”. Bờ chảy trang trí hình dao lá, ở giữa cách điệu hình mây cuộn.
Kiến trúc ngôi miếu được xây dựng theo kiểu 3 gian 2 chái, hai chái có tường bao quanh hai mặt. Trên tường mặt tiền hai bên chái có khuôn cửa sổ đắp nổi hình phật thủ, có gắn mảnh sành sứ trang trí. Hệ vì kèo gian hiên cấu tạo theo kiểu “
trính chồng trụ đội”- đây là lối kiến trúc khá đặc biệt ở Hội An, các đầu kèo trang trí hình quả bí cách điệu. Ở giữa có xà cò: Mặt dưới ghi (
chữ bạc trên nền màu xanh): “嗣 德 貳 拾 肆 年 歲 次 辛 未 仲 秋 上 浣 錦 鋪 社 鄉 官 鄉 職 仝 重 建” (
Tự Đức nhị thập tứ niên tuế thứ tân mùi trọng thu thượng hoàn (hoán) Cẩm Phô xã hương quan hương chức đồng trùng kiến); Mặt bên (
chữ bạc trên nền màu trắng): “維 新 七 年 癸 丑 秋 同 社 改 造” (
Duy Tân thất niên quý Sửu thu đồng xã cải tạo). Ba gian được đặt trên 8 cột tròn (
4 cột trước F22 và 4 cột sau F25). Bốn cột trước có các bẩy hiên trang trí hình đầu rồng, trên bẩy có củng (
được trang trí vân mây) đưa thẳng ra nối với các bông trính để đỡ hệ mái. Các bông trính ở đây được trang trí màu sắc rực rỡ với hình bát bửu, hoa sen.
Nền lát gạch hoa xi măng. Đá táng hàng cột hiên trước có hai lớp, lớp trên hình quả bí, lớp dưới hình bát giác cạnh 34cm, mũi là những cánh sen. Đá táng hàng cột bên trong hình quả bí, không trang trí.
Giữa nếp nhà tiền đình và nếp chính điện là hệ cửa gỗ “
thượng song hạ bản” gồm 3 bộ, mỗi bộ 4 cánh. Trên có bức hoành gỗ cẩn: “文 聖 廟” (
Văn Thánh miếu), hai bên ghi (
từ phải sang trái): “保 大 五 年 庚 午 孟 冬” (
Bảo Đại ngũ niên canh ngọ mạnh đông), “翰 林 院 檢 討 阮 祥 龍 拜 進” (
Hàn lâm viện kiểm thảo Nguyễn Tường Long bái tiến) xung quanh trang trí hồi văn và hoa dây. Bức hoành này do Nguyễn Tường Long (
Nhà văn Hoàng Đạo thuộc nhóm Tự Lực Văn Đoàn, người làng Cẩm Phô - Hội An - Quảng Nam) hiến cúng vào năm 1929 (
Bảo Đại ngũ niên).
Mái trước của nếp nhà chính chạy dài phủ lên mái sau của nếp trước để thông với mái trước của nếp trước. Vì thế, công trình gồm hai nếp nhà, hai hệ vì kèo khác nhau. Hệ vì kèo của nếp nhà chính theo lối “
kẻ chuyền”. Hàng cột ngang phía trước của nếp nhà chính chung với hàng cột ngang phía sau của nếp trước.
Nhà Đông và nhà Tây cũng là hai chái của toàn bộ công trình nhưng lại có hệ mái riêng theo kiểu “
trính chồng trụ đội”. Cửa mặt tiền nhà Đông và nhà Tây được mở ở đầu hồi phía Nam - Tây Nam, kiến tạo theo lối cửa vòm, phía trên tạo một khoảng hình chữ nhật đắp nổi đề tài một bên là “
trúc - điểu” và một bên là “
tùng - trĩ” khá đẹp. Hai bên hông của nhà Đông và nhà Tây có mở hệ cửa gỗ “
thượng song hạ bản” gồm 3 bộ, mỗi bộ 2 cánh, riêng bộ ở giữa 4 cánh.
Trong di tích hiện còn các hiện vật:
- 01 xà cò niên hiệu Tự Đức nhị thập tứ niên (1871)
- 01 bức hoành bằng gỗ thời Bảo Đại
- 08 bài vị bằng gỗ
- 01 bồn hương bằng gỗ
- Đồ thờ tự.
Bên trong miếu bố trí ba bàn thờ hương án được xây bằng xi măng. Bên dưới các bàn hương án là các quần bàn được vẽ trang trí nhiều đề tài. Bàn hương án ở giữa có một bài vị ghi chữ Hán: “至 聖 先 師 孔 子 神 位” (
Chí thánh tiên sư Khổng Tử thần vị), phía trước có bồn hương bằng gỗ: “毓 秀 鐘 靈” (
Dục tú chung linh).
Bàn hương án bên phải có 4 bài vị (
tính từ phải sang trái): “達 聖 子 思 子 神 位” (
Đạt thánh Tử Tư tử thần vị), “繼 聖 顏 子 神 位” (
Kế thánh Nhan Tử thần vị), “亞 聖 孟 子 神 位” (
Á thánh Mạnh Tử thần vị), “尊 聖 曾子 神 位” (
Tôn thánh Tăng Tử thần vị). Bàn hương án bên trái có 3 bài vị (
tính từ phải sang trái): “先 賢 儒 文愛 國 列 位” (
Tiên hiền nho văn ái quốc liệt vị), “老 聖 老 子 神 位” (
Lão thánh Lão Tử thần vị), “先 哲 文 人 志 士 列 位” (
Tiên triết văn nhân chí sĩ liệt vị).
Hàng năm theo lệ Xuân Thu nhị kỳ (
vào ngày 16 tháng hai và tháng tám âm lịch) bà con trong làng tổ chức lễ tế, nhằm cầu mong xóm làng được nhiều người hiển đạt.
Xem tiếp