04:27 25/09/2015
Đình là trung tâm tổ chức các hoạt động xã hội, văn hóa, tín ngưỡng của làng, là hình ảnh thân quen với rất nhiều người gắn với bao kỷ niệm vui buồn của cuộc sống. Đình làng ở Hội An xuất hiện muộn hơn so với vùng đồng bằng sông Hồng, gắn với quá trình di dân vào lập nên các làng xã ở Hội An.
04:03 12/09/2013
Trong cộng đồng dân cư làng - xã, thôn - xóm - ấp ở Hội An, tùy vào quy mô, điều kiện lịch sử hình thành, phát triển và nghề nghiệp của mỗi địa phương mà có những thiết chế văn hóa thờ cúng khác nhau, quy mô lớn nhỏ, ít nhiều khác nhau.
03:14 04/09/2013
Bên cạnh các di tích là công trình kiến trúc tín ngưỡng thuộc thiết chế văn hóa làng xã xưa, trên mảnh đất phường Cẩm Phô hiện nay còn hiện diện rất nhiều các di tích thuộc loại hình công trình kiến trúc tín ngưỡng thờ tộc họ. Có lẽ tiêu biểu hơn cả trong số các di tích thuộc loại hình này nằm ngoài không gian khu phố cổ là ngôi nhà thờ phái nhì tộc Trần Thanh.
03:55 03/09/2013
Theo truyền thống về thờ tự của người Việt, “Văn Thánh miếu” hay còn gọi là “Văn chỉ” được xây dựng để thờ Văn thánh Khổng Tử và phối thờ các vị Tứ phối, Thập triết, Thất thập nhị hiền cùng các vị khoa bảng của địa phương. Đây còn là cơ sở nhằm đề cao và khuyến khích việc học hành cho con cháu trong làng xóm. Vì vậy, việc lập miếu để thờ Đức Khổng Tử, Tiên Nho và những bậc khoa cử trong làng là một hình thức khá phổ biến trong làng xã Việt Nam thời phong kiến nói chung. Riêng ở Hội An có hai làng lập miếu để thờ đó là làng Minh Hương (có Văn chỉ Minh Hương - nay thuộc phường Minh An) và làng Cẩm Phô (có Văn Thánh miếu - nay thuộc phường Cẩm Phô).
Văn Thánh miếu Cẩm Phô nằm cách Khổng Tử miếu chừng 500m về hướng Tây Bắc, trước đây thuộc ấp Tu Lễ - làng Cẩm Phô, nay là khối 3 - phường Cẩm Phô.