Lặng lẽ thu gom những “dòng chảy” vô tận của các giá trị đang phai nhòa dần trong đời sống đương đại, để tích góp lại thành những dòng văn. Hơn 20 năm ròng, nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Trần Văn An chuyên chú với công việc, đam mê của mình, ngõ hầu sẽ làm thức dậy những vốn liếng quý báu của xứ sở này...
Chiều 4.12, tại TP.Hội An diễn ra chương trình gặp mặt nhân dịp kỷ niệm 20 năm Đô thị cổ Hội An được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới (4.12.1999 - 4.12.2019). Tham dự có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Văn Tân, hơn 200 đại biểu lãnh đạo địa phương các thời kỳ và chủ nhân di tích nhà cổ ở Hội An.
Trung tâm Quản lý bảo tồn di sản văn hóa Hội An hợp tác với Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội và Bảo tàng Quảng Nam vừa triển khai khảo cổ di tích Thanh Chiếm (khối phố Thanh Chiếm, phường Thanh Hà) được phát hiện, đào thám sát vào tháng 7.1989 với nhiều hiện vật của nền văn hóa Sa Huỳnh (có niên đại cách ngày nay 2.500 đến 3.000 năm).
Những ngày này, cơ sở làm gốm của ông Nguyễn Văn Chín (63 tuổi, làng gốm Thanh Hà, phường Thanh Hà, TP.Hội An) lại đỏ lửa làm tượng Táo quân để kịp cho những đơn đặt hàng dịp cuối năm. Bằng tất cả tâm huyết của một người con ở làng gốm Thanh Hà, ông Chín giữ nghề làm tượng đất Táo quân trước nguy cơ mai một.
Những thanh âm rộn rã của đội lân sư rồng trong buổi sáng 31.1 (mùng 7 tháng Giêng) tại lễ hội Cầu Bông mở đầu cho những mong muốn một năm mới mưa thuận gió hòa đến với người dân làng rau Trà Quế (xã Cẩm Hà, TP.Hội An).
Cuối tuần này, một chương trình nghệ thuật thực cảnh mang tên “Hội An Show - Tri ân” sẽ “trình làng” tại phố Hội. Dựng lại một phần không khí của thương cảng Hội An xưa, cùng với đó, kể huyền tích Chùa Cầu bằng nghệ thuật, ekip thực hiện chương trình hy vọng sẽ làm mãn nhãn người xem. Chúng tôi đã có cuộc trò chuyện với đạo diễn Nguyễn Quang Vinh và Phó Chủ tịch UBND TP. Hội An Nguyễn Văn Lanh về một vài lát cắt trong show diễn độc đáo này.
Hội An - một địa danh không còn lạ với du khách trong và ngoài nước. Với hàng ngàn di tích kiến trúc nhà ở, tín ngưỡng đa dạng của các dân tộc Chăm, Việt, Hoa, Nhật… xây dựng từ khoảng thế kỷ 10 - 19, Hội An có một bề dày lịch sử phong phú, đa dạng hiếm có. Rực rỡ nhất là thời của các chúa Nguyễn (Đàng Trong), với chính sách thu hút, cho phép định cư đối với các thương gia Nhật, Hoa...