Hội thảo “Xây dựng mạng lưới di sản văn hóa phi vật thể biển” diễn ra tại TP.Hội An trong hai ngày 21 và 22.11 là dịp để các đại biểu trao đổi sáng kiến, góp thêm tiếng nói để giảm thiểu tác động làm tổn thương di sản phi vật thể biển khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Quảng Nam, như đúng tên gọi, mở ra một vùng đất rộng lớn phương Nam của Đại Việt, sớm trở thành trọng trấn từ thời chúa Nguyễn - vua Nguyễn, là bàn đạp chiến lược về Nam và cửa ngõ thông thương quốc tế qua cảng thị Hội An nổi tiếng.
“Kazik đã giới thiệu đô thị cổ Hội An gần như còn nguyên vẹn với thế giới, góp phần làm Hội An hồi sinh như hôm nay. Ông cũng là người tiên phong trùng tu Mỹ Sơn sau chiến tranh, rồi suốt mười mấy năm ròng sống chết với nơi này. Kazik từng nói: “Sống tôi vốn là cư dân Mỹ Sơn, khi chết hãy chôn tôi ở Mỹ Sơn”.
Đã ba trăm năm từ buổi binh mã chỉnh tề, ngựa xe đông đúc trong ngày chúa Nguyễn Phúc Chu ban chữ vàng, Lai Viễn Kiều - Chùa Cầu - Cầu Nhật Bản vẫn luôn đón khách phương xa bằng vẻ mộc mạc chân tình, bằng cái thanh bình, hòa hiếu.
Làng gốm Thanh Hà (TP.Hội An) vừa được Bộ VH-TT&DL cấp bằng Di sản cấp quốc gia; sau hai di sản ở Hội An đã được công nhận trước đó là nghề khai thác yến sào ở Thanh Châu và nghề mộc Kim Bồng.
Lựa chọn chủ đề “Di sản văn hóa trong hội nhập và phát triển”, năm nay, Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23.11) tiếp tục nhận diện những thách thức trong bảo tồn di sản trước vòng phát triển ngày một nhanh và phức tạp của những đô thị, vùng đất mới…
Lặng lẽ thu gom những “dòng chảy” vô tận của các giá trị đang phai nhòa dần trong đời sống đương đại, để tích góp lại thành những dòng văn. Hơn 20 năm ròng, nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Trần Văn An chuyên chú với công việc, đam mê của mình, ngõ hầu sẽ làm thức dậy những vốn liếng quý báu của xứ sở này...