04:43 03/03/2023
Di sản của các bậc tiền nhân để lại cho con cháu sau này không chỉ được thể hiện, bảo lưu qua thư tịch, lễ - lệ, tập quán, lối sống mà còn qua các di tích kiến trúc. Mỗi loại hình di tích kiến trúc mang một chức năng, đặc điểm, sắc thái riêng. Việc tìm hiểu, nghiên cứu lịch sử hình thành mỗi di tích góp phần bổ sung, làm rõ sự hình thành, phát triển của cộng đồng dân cư, làng xã, khu vực qua từng thời kỳ. Các di tích mộ táng cũng không phải ngoại lệ. Các ngôi mộ cho chúng ta hiểu về một phần quá khứ của các bậc tiền nhân, về kiến trúc, tập quán tang ma – tống táng của địa phương qua từng giai đoạn.
03:10 04/02/2023
Tết Nguyên tiêu ở Hội An có nguồn gốc từ nhiều quan niệm khác nhau, ở mỗi cộng đồng địa phương có tục lệ cúng tế riêng nhưng có cùng một đặc điểm chung đó là nhân ngày rằm đầu tiên của một năm, người dân bày tỏ tấm lòng tôn kính đối với các chư vị Phật, các vị thần, tiền nhân... cầu mong cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Đây vừa là dịp lễ hội, vừa là ngày cúng tế cầu an, tế tự, cầu tài xin lộc đầu năm ở nhiều di tích tín ngưỡng trên địa bàn thành phố và hội quán trong Khu phố cổ Hội An.
21:06 27/12/2022
Nhà thờ tộc Nguyễn Văn hiện tọa lạc tại khối Thanh Chiếm, phường Thanh Hà, thành phố Hội An. Đây là nơi thờ cúng thủy tổ và tiền nhân của tộc Nguyễn (Nguyễn Văn), là một trong “Bát tộc tiền hiền” của làng Thanh Hà. Tương truyền, vào khoảng đầu thế kỷ XVI, tiền hiền các tộc Nguyễn Viết, Nguyễn Văn, Nguyễn Đức, Nguyễn Kim, Lê, Phạm, Bùi, Ngụy từ Thanh Hóa, Nghệ An đến khai cơ, lập nghiệp tại vùng đất này, lập nên làng Thanh Hà. Căn cứ vào gia phả tộc Nguyễn Viết, tộc Võ Văn ở Thanh Hà, có thể nhận thấy việc di dân, lập làng diễn ra từ rất sớm.