trao đổi chuyên ngành

nguyen  van thanh ha

Một số văn bằng được lưu giữ tại nhà thờ tộc Nguyễn văn – Thanh Hà

 03:33 18/09/2023

Trong lịch sử hình thành và phát triển của làng Thanh Hà, gắn liền với sự di dân lập làng mở ấp, đến nay, vẫn chưa có tư liệu nào xác định niên đại cụ thể về quá trình thành lập làng. Qua nhiều tư liệu cho biết làng Thanh Hà có 8 tộc tiền hiền gọi là bát tôn gồm các tộc Nguyễn Viết, Nguyễn Văn, Nguyễn Đức, Nguyễn Kim, Ngụy Như, Bùi Phước, Võ Đình, Võ Văn, từ Thanh Hóa, Nghệ An đến khai cơ, lập nghiệp tại vùng đất này, lập nên làng Thanh Hà. Theo tư liệu, tộc Nguyễn Văn nguyên quán ở Quảng Xương – Thanh Hóa, trong công cuộc Nam tiến của các chúa Nguyễn, thủy tổ của tộc đã dừng lại vùng đất này, khai hoang lập ấp, lập làng.

Mộ tộc NGuyễn

An Bang - Một vùng đất cổ

 04:50 06/09/2023

Làng Thanh Hà xưa nằm về phía Tây của Hội An, đây là một làng xã được hình thành khá sớm, khoảng thế kỷ 16.

Vài thông tin về tình hình kinh tế, xã hội làng Thanh Hà xưa ở Hội An

Vài thông tin về tình hình kinh tế, xã hội làng Thanh Hà xưa ở Hội An

 23:37 06/08/2023

Thanh Hà xưa (bao gồm cả xã Cẩm Hà và phường Thanh Hà hiện nay), là một làng được hình thành khá sớm ở Hội An, địa bàn dân cư sinh sống khá rộng lớn, phía Nam là sông Hội An (thuộc hạ lưu sông Thu Bồn); phía Tây giáp với phường Điện Nam, Điện Dương thuộc thị xã Điện Bàn; phía Đông giáp với phường Cẩm Phô, Cẩm Châu; phía Bắc - Đông Bắc giáp với phường Cẩm An bởi con sông Cổ Cò - Để Võng và có một xóm/ấp Cồn Động (thuộc Thanh Hà xưa) nằm trên đất Cẩm An hiện nay. Và đặc biệt có con đường tỉnh lộ 607 và 608 đi qua Thanh Hà xuống Faifo - Hội An.

Một số thông tin thờ tự và lễ tục xưa ở làng Thanh Hà

Một số thông tin thờ tự và lễ tục xưa ở làng Thanh Hà

 22:21 07/05/2023

Trong lịch sử, Thanh Hà là một làng xã có diện tích rộng lớn, cư dân đông của Hội An. Tương truyền vào cuối thế kỷ XV, đầu thế kỷ XVI, tiền hiền các tộc Nguyễn Văn, Nguyễn Viết, Nguyễn Đức, Nguyễn Kim, Ngụy Như, Bùi Phước, Võ Đình, Võ Văn, Nguyễn Tấn (hầu hết là nông dân, thợ thủ công làm gốm, gạch ngói…) từ Thanh Hóa, Nghệ An đến khai cơ, lập làng Thanh Hà, dần dần mở rộng khai phá đất đai, hình thành nên đời sống văn hóa làng xã tại đây. Đến thời vua Gia Long (1802 - 1819), Thanh Hà có 13 ấp gồm An Bang, Nam Diêu, Bộc Thuỷ, Thanh Chiếm, Bàu Ốc, Bàu Súng, Đồng Nà, Bến Trễ, Trà Quế, Trảng Kèo, Cửa Suối, Hậu Xá, Cồn Động.

Thông tin về di tích mộ ông Cửu phẩm họ Trần

Thông tin về di tích mộ ông Cửu phẩm họ Trần

 04:57 13/12/2022

Di tích mộ ông Cửu phẩm họ Trần hiện tọa lạc tại tổ 48, khối Hậu Xá, phường Thanh Hà, thành phố Hội An. Từ vị trí bến xe buýt Hội An, rẽ phải đi theo đường Nguyễn Tất Thành khoảng 500m, sau đó rẽ trái vào đường bê tông (đường vào chùa Long Tuyền), tiếp tục đi thẳng khoảng 280m, nhìn theo hướng tay phải (theo đướng đi) sẽ nhìn thấy di tích.

Mộ bà Phan Trinh Tốn, phường Thanh Hà

Mộ bà Phan Trinh Tốn, phường Thanh Hà

 12:21 22/08/2022

Thanh Hà là một trong những làng/xã hình thành sớm ở Hội An, vào khoảng thế kỷ XVI - XVII. Theo địa bạ làng Thanh Hà được lập vào thời vua Gia Long năm thứ 11 (1812), xã Thanh Hà thuộc tổng Phú Triêm hạ, huyện Diên Khánh/Phước, phủ Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam dưới thời Nguyễn phát triển rộng lớn với 13 xóm ấp, gồm: Hậu Xá, Thanh Chiếm, An Bang, Bộc Thủy, Nam Diêu, Cửa Suối, Bàu Ốc, Trảng Kèo, Bàu Súng, Đồng Nà, Trà Quế, Cồn Động, Bến Trễ.

Nghề truyền thống ở Hội An với tín ngưỡng và lễ lệ - lễ hội

Nghề truyền thống ở Hội An với tín ngưỡng và lễ lệ - lễ hội

 23:27 20/03/2022

Vào cuối thế kỷ XV, ngư¬ời Việt đã đặt chân lên đất Hội An để thực hiện việc khai hoang mở cõi. Từ đó, vốn mang trong mình truyền thống cần cù, thông minh và sáng tạo trong lao động sản xuất, biết kế thừa và phát huy những thành tựu của các thời kỳ Tiền - Sơ sử, thời kỳ Champa trước đó kết hợp với quá trình giao lưu buôn bán với nhiều nước trên thế giới và biết tận dụng, khai thác hợp lý các điều kiện tự nhiên môi trường, bên cạnh việc khai hoang lập làng canh tác nông nghiệp, người Hội An còn linh hoạt sáng tạo một số ngành nghề truyền thống như ở các lĩnh vực nông, ngư, thương, tiểu thủ công bằng các nghề cụ thể như nghề yến Thanh Châu, nghề đánh bắt, chế biến thủy sản ở Võng Nhi, Đế Võng; nghề mộc Kim Bồng, nghề gốm Thanh Hà... nghề buôn, khai thác thổ sản,...

Khu mieu to Nam Dieu   Thanh Ha

Làng gốm Thanh Hà – Hội An thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX

 21:41 10/10/2021

Từ cuối thế kỷ XV - đầu thế kỷ XVI, trên con đường di dân về phương Nam, một bộ phận cư dân có nguồn gốc từ vùng Bắc Trung bộ mà chủ yếu là Thanh Hóa, Nghệ An đã đến khai khẩn lập nên làng Thanh Hà ở Hội An, khai cơ lập nghiệp, hình thành nghề gốm ở làng Thanh Hà nổi tiếng ở miền Trung.

Nguyễn Văn Điển - Vị Cử nhân đầu tiên của Hội An dưới triều Nguyễn

Nguyễn Văn Điển - Vị Cử nhân đầu tiên của Hội An dưới triều Nguyễn

 22:21 12/09/2021

Làng Thanh Hà là một trong những làng Việt được hình thành sớm ở Hội An. Dưới triều Nguyễn, làng Thanh Hà có diện tích rộng lớn với 13 xóm ấp trải rộng từ bờ bắc sông Thu Bồn đến dọc sông Để Võng và giáp biển.

Miếu Âm linh Trảng Kèo

Miếu Âm linh Trảng Kèo

 04:53 22/07/2021

Thanh Hà là một làng được thành lập khá sớm ở Hội An trong lịch sử. Từ xa xưa, làng có mười ba ấp, gồm: Bộc Thủy, Hậu Xá, An Bang, Thanh Chiếm, Nam Diêu, Bầu Ốc, Trảng Sỏi (nay thuộc phường Thanh Hà), Đồng Nà, Bến Trễ, Trà Quế, Cửa Suối, Trảng Kèo (nay thuộc xã Cẩm Hà) và Cồn Động (nay thuộc phường Cẩm An). Nhiều công trình tôn giáo, tín ngưỡng được được dân cư làng Thanh Hà quan tâm, đầu tư xây dựng. Trên địa bàn xã Cẩm Hà ngày nay hiện còn nhiều di tích có giá trị về lịch sử, văn hóa, kiến trúc nghệ thuật như: chùa Phước Lâm, chùa Vạn Đức (là các di tích cấp quốc gia), mộ Thượng thư Bộ binh Nguyễn Điển, mộ Chí sĩ Nguyễn Duy Hiệu (là các di tích cấp tỉnh) và các ngôi miếu xóm.

liên kết web
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây