22:21 07/05/2023
Trong lịch sử, Thanh Hà là một làng xã có diện tích rộng lớn, cư dân đông của Hội An. Tương truyền vào cuối thế kỷ XV, đầu thế kỷ XVI, tiền hiền các tộc Nguyễn Văn, Nguyễn Viết, Nguyễn Đức, Nguyễn Kim, Ngụy Như, Bùi Phước, Võ Đình, Võ Văn, Nguyễn Tấn (hầu hết là nông dân, thợ thủ công làm gốm, gạch ngói…) từ Thanh Hóa, Nghệ An đến khai cơ, lập làng Thanh Hà, dần dần mở rộng khai phá đất đai, hình thành nên đời sống văn hóa làng xã tại đây. Đến thời vua Gia Long (1802 - 1819), Thanh Hà có 13 ấp gồm An Bang, Nam Diêu, Bộc Thuỷ, Thanh Chiếm, Bàu Ốc, Bàu Súng, Đồng Nà, Bến Trễ, Trà Quế, Trảng Kèo, Cửa Suối, Hậu Xá, Cồn Động.
04:26 04/05/2023
Nghề thủ công truyền thống được xác định là một trong bảy lĩnh vực của di sản văn hóa phi vật thể, theo Luật Di sản văn hóa của Việt Nam, và là một trong năm loại hình di sản văn hóa phi vật thể, theo Công ước 2003 của UNESCO về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể.
21:47 23/04/2023
Trong lịch sử hình thành và phát triển của Đô thị thương cảng Hội An xưa thì các nghề/làng nghề thủ công luôn giữ một vai trò quan trọng. Đó là kết tinh của quá trình lao động đầy sáng tạo, năng động của các lớp cư dân kế tục nhau cư trú trên mảnh đất Hội An có sự giao lưu tiếp biến văn hóa Đông - Tây.
05:39 26/09/2022
Đan thúng chai là nghề thủ công truyền thống được hình thành từ khá sớm ở Quảng Nam nói chung, ở Hội An nói riêng bởi sản phẩm của nghề là phương tiện gắn liền và phục vụ cho nghề đánh bắt ở môi trường sông, biển của một số xã vùng ven Hội An và khu vực lân cận.