20:47 11/01/2023
Du Ký Trung Kỳ theo đường cái quan (Voyage d’exploration de Hué en Cochinchine par la Route mandarine) là tác phẩm mang tính ký sự của Camille Paris, được xuất bản vào năm 1889 tại Nhà xuất bản Ernest Leroux (Pháp). Camille Paris là một tác giả không chuyên vì khi viết cuốn sách này, ông là viên chức của chính quyền thuộc địa Pháp đang đảm trách xây dựng đường điện báo từ Huế đến các tỉnh phía Nam Trung Kỳ.
22:32 30/08/2021
Đến nay có rất nhiều bài viết, công trình nghiên cứu về nhà nho Nguyễn Thuật và các trước tác văn chương của ông đã được xuất bản trên sách, báo, tạp chí, tiêu biểu như: sách Hà Đình Nguyễn Thuật tác phẩm (2005), Sống đẹp Hà Đình (2009) của Nguyễn Q. Thắng; bài viết Hà Đình Nguyễn Thuật: nhà văn hóa đất Quảng của Dương Văn Út xuất bản trên tạp chí Xưa Nay (2011), hay Hà Đình Nguyễn Thuật, một con người văn chương, nghệ thuật của nhà nghiên cứu Phùng Tấn Đông đăng trên Tạp chí Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Nam (2015)[1] ... Gần đây, tác giả Nguyễn Hoàng Thân trong bài viết Nhà nho Nguyễn Thuật với các thiết chế tôn giáo tín ngưỡng ở Việt Nam và Trung Quốc in trên Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử xứ Quảng số 11 (2018) đã hệ thống, giới thiệu một số tác phẩm, trước tác của nhà nho Nguyễn Thuật liên quan đến các thiết chế văn hóa tôn giáo tín ngưỡng, trong đó có đề cập đến hai tác phẩm bia ký ở Hội An do nhà nho Nguyễn Thuật biên soạn, phủ chính. Qua khảo sát, tiếp cận tư liệu thực địa, bài viết này xin thông tin đến bạn đọc nội dung hai tác phẩm bia ký trên để cùng chia sẻ, cảm nhận về văn chương, con người tài hoa, đức độ “xứng đáng làm mẫu mực cho vạn thế”[2] này.
22:54 15/03/2021
Tộc Trần Trung là một trong bốn tộc, cùng với tộc Nguyễn, Lê, Huỳnh đã có công khai phá đất đai, lập nên làng Cẩm Phô xưa, một trong những làng xã được thành lập khá sớm ở Hội An trong lịch sử. “… Tác giả Dương Văn An trong “Ô Châu cận lục” viết vào năm 1553 – thế kỷ XVI đã cho chúng ta biết được tên của hai làng – xã trên mảnh đất Hội An ngày nay có vai trò, vị trí quan trọng và cùng với quy mô của nó đã được nhà nước phong kiến lúc bấy giờ công nhận là làng Hoài Phô và Cẩm Phô. Hẳn là quá trình di dân, lập làng ở đây đã được diễn ra từ lâu rồi” .
20:12 16/02/2020
“Đứng lên cầm súng bẹ dừa
Quê ta đồng khởi Mỹ thua Ngụy nhào”
Hai câu ca dao trên phản ánh tinh thần, khí thế về vùng đất anh hùng, quê hương “đồng khởi” bằng cây súng bẹ dừa, đó chính là vùng đất Cẩm Thanh - Rừng dừa Bảy Mẫu. Rừng dừa Bảy Mẫu thuộc thôn Thanh Nhứt, Thanh Tam, Vạn Lăng địa phận xã Cẩm Thanh. Nơi đây là căn cứ địa cách mạng đã ghi dấu nhiều chiến công vẻ vang của quân và dân Hội An, Quảng Nam trong hai cuộc kháng chiến trường kỳ. Nơi đây đã khắc sâu trong tâm trí của mỗi người con Cẩm Thanh, đặc biệt đối với những ai đã từng trải qua hai cuộc kháng chiến. Cũng từ đây là nguồn cảm hứng cho nhiều sáng tác nghệ thuật mà tác giả là những chiến sĩ cách mạng, là những người dân quê sinh ra và lớn lên trên mảnh đất anh hùng năm xưa. Trong đó có những bài ca dao, dân ca đi cùng năm tháng. Những bài ca dao, dân ca ấy, như để ghi nhớ lại những sự kiện lịch sử năm nào ở tại nơi “Rừng dừa” mà những ai đã từng trải.