trao đổi chuyên ngành

Thông tin về nhà bà Huỳnh Thị Liêu, xã Cẩm Kim

Thông tin về nhà bà Huỳnh Thị Liêu, xã Cẩm Kim

 03:18 01/12/2023

Cẩm Kim là một trong những xã/phường của thành phố Hội An có lịch sử khá lâu đời. Tên xã Cẩm Kim ra đời vào năm 1956. Trước đó, Cẩm Kim được gọi là làng/xã/châu Kim Bồng. Làng Kim Bồng được khai lập vào khoảng thế kỷ 16 bởi những bậc tiền hiền của bốn tộc họ tiên khởi là Huỳnh, Nguyễn, Phan, Trương. Trước đây, cư dân Kim Bồng sinh sống bằng nhiều nghề, trong đó nổi tiếng là nghề mộc và nghề buôn.

Vài thông tin về tình hình kinh tế, xã hội làng Thanh Hà xưa ở Hội An

Vài thông tin về tình hình kinh tế, xã hội làng Thanh Hà xưa ở Hội An

 23:37 06/08/2023

Thanh Hà xưa (bao gồm cả xã Cẩm Hà và phường Thanh Hà hiện nay), là một làng được hình thành khá sớm ở Hội An, địa bàn dân cư sinh sống khá rộng lớn, phía Nam là sông Hội An (thuộc hạ lưu sông Thu Bồn); phía Tây giáp với phường Điện Nam, Điện Dương thuộc thị xã Điện Bàn; phía Đông giáp với phường Cẩm Phô, Cẩm Châu; phía Bắc - Đông Bắc giáp với phường Cẩm An bởi con sông Cổ Cò - Để Võng và có một xóm/ấp Cồn Động (thuộc Thanh Hà xưa) nằm trên đất Cẩm An hiện nay. Và đặc biệt có con đường tỉnh lộ 607 và 608 đi qua Thanh Hà xuống Faifo - Hội An.

Thành phố Hội An với việc xây dựng và ban hành các hướng dẫn cho cộng đồng trong bảo vệ và phát huy giá trị di tích

Thành phố Hội An với việc xây dựng và ban hành các hướng dẫn cho cộng đồng trong bảo vệ và phát huy giá trị di tích

 21:20 07/07/2023

Hội An là thành phố ven biển nằm ở hạ lưu sông Thu Bồn, thuộc tỉnh Quảng Nam, miền Trung Việt Nam. Thành phố Hội An có diện tích tự nhiên hơn 60km2, trong đó hải đảo Cù Lao Chàm nằm cách đất liền khoảng 15km có diện tích chiếm ¼. Nhờ vào vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên thuận lợi, ngay từ rất sớm, khoảng hơn 3000 năm cách ngày nay, con người đã đến sinh sống trên mảnh đất Hội An.

Ghe thuyền với hoạt động thương mại ở Hội An xưa

Ghe thuyền với hoạt động thương mại ở Hội An xưa

 04:34 05/04/2023

Ở nước ta, từ buổi đầu dựng nước, cũng như quá trình mở rộng địa bàn sinh sống, ông cha ta thường chọn lưu vực các dòng sông hay nơi gần những hồ nước ngọt để khẩn hoang lập ấp. Hệ thống sông đổ nước từ nguồn ra biển. Sông và biển nối liền nhau, tạo thành hệ thống thông thương giữa các vùng, miền và cả với nước ngoài. Hơn nữa, Việt Nam là một quốc gia biển với đường bờ biển dài 3.260km, lại có vị trí quan trọng ở ngã tư giao lưu đường hàng hải của thế giới là Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, với châu Đại Dương và khu vực Trung Đông. Vùng biển Việt Nam rộng tới một triệu km2 tính từ đường cơ sở ra đến 200 hải lý.

Trách nhiệm phối hợp của cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân tham gia bảo vệ Khu phố cổ Hội An (trích từ Quy chế Bảo vệ Di sản văn hóa thế giới Khu phố cổ Hội An)

Trách nhiệm phối hợp của cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân tham gia bảo vệ Khu phố cổ Hội An (trích từ Quy chế Bảo vệ Di sản văn hóa thế giới Khu phố cổ Hội An)

 21:28 11/04/2021

Vào ngày 01/01/2021, Quy chế Bảo vệ Di sản văn hóa thế giới Khu phố cổ Hội An do UBND tỉnh Quảng Nam ban hành có hiệu lực thực hiện. Nhằm thông tin những nội dung của Quy chế đến các cơ quan, ban ngành, đặc biệt là toàn thể nhân dân đang sinh sống trong Khu phố cổ Hội An, các cá nhân, tổ chức liên quan đến công tác bảo tồn, phát huy Khu phố cổ, trong số chuyên mục này, Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An giới thiệu Chương IX về trách nhiệm phối hợp của cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân tham gia bảo vệ Khu phố cổ Hội An tại điều 31, 32, 33, 34.

Hoạt động kinh doanh, trưng bày, quảng cáo trong khu vực I, IIA, IIB Khu phố cổ Hội An (trích từ Quy chế Bảo vệ Di sản văn hóa thế giới Khu phố cổ Hội An)

Hoạt động kinh doanh, trưng bày, quảng cáo trong khu vực I, IIA, IIB Khu phố cổ Hội An (trích từ Quy chế Bảo vệ Di sản văn hóa thế giới Khu phố cổ Hội An)

 21:57 28/03/2021

Vào ngày 01/01/2021, Quy chế Bảo vệ Di sản văn hóa thế giới Khu phố cổ Hội An do UBND tỉnh Quảng Nam ban hành có hiệu lực thực hiện. Nhằm thông tin những nội dung của Quy chế đến các cơ quan, ban ngành, đặc biệt là toàn thể nhân dân đang sinh sống trong Khu phố cổ Hội An, các cá nhân, tổ chức liên quan đến công tác bảo tồn, phát huy Khu phố cổ, trong số chuyên mục này, Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An giới thiệu Chương VI về hoạt động kinh doanh, trưng bày, quảng cáo trong khu vực I, IIA, IIB Khu phố cổ Hội An tại điều 16, 17, 18.

DSCN4606

Di tích Vạn Thiện Đồng Quy

 23:00 23/03/2021

Trong tâm niệm tín ngưỡng dân gian của cư dân Hội An, trên phạm vi sinh sống của mỗi làng/xã đều có các âm linh phiêu dạt, trong đó có thể là những trường hợp không có con cháu, người thân thờ tự, linh hồn vất vưởng, vô định, bên cạnh đó thường có những ngôi mộ theo thời gian bị “xiêu mồ lạc nấm”, không xác định được danh tính, hoặc không có thân nhân chăm nom, hương khói.

dinh Kim Bong

Cảnh quan di tích kiến trúc nghệ thuật ở xã Cẩm Kim

 23:27 21/03/2021

Kim Bồng (Cẩm Kim ngày nay) là một trong những làng xã được thành lập khá sớm ở Hội An. Trước đây, cư dân Kim Bồng sinh sống bằng nhiều nghề, trong đó nổi tiếng là nghề mộc và nghề buôn. Nhờ vậy mà đời sống kinh tế của cư dân tương đối khá giả, nhiều công trình kiến trúc tôn giáo, tín ngưỡng được dân cư trong xóm ấp đầu tư xây dựng như: nhà thờ Tứ tộc, đình Năm Căn, chùa Hội Nguyên… Ngoài ra, nhiều công trình kiến trúc dân dụng có giá trị cũng được dựng nên. Dưới tác động của điều kiện khí hậu, mưa gió bão lụt trong thời gian dài, lại bị ảnh hưởng của chiến tranh nên một số công trình kiến trúc này đã bị hư hại hoàn toàn.

liên kết web
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây