trao đổi chuyên ngành

Sưu tầm, biên soạn và xuất bản sách Tư liệu và Ấn triện Tây Sơn ở Hội An, Quảng Nam

Sưu tầm, biên soạn và xuất bản sách Tư liệu và Ấn triện Tây Sơn ở Hội An, Quảng Nam

 23:52 14/03/2021

Hội An nói riêng, Quảng Nam nói chung là một trong những địa phương còn lưu giữ các dấu tích, di tích, đặc biệt là các văn bản Hán Nôm liên quan đến phong trào – vương triều Tây Sơn như giấy tờ kê khai đất đai, dân số, các loại văn bản hành chính, các tờ trình bẩm thời Thái Đức, Quang Trung, Cảnh Thịnh. Trong tình hình khan hiếm sử liệu về nhà Tây Sơn thì loại tư liệu này trở nên quý giá và cần thiết để phác thảo quy mô, ảnh hưởng của phong trào Tây Sơn ở Hội An nói riêng, xứ Quảng nói chung.

Sinh hoat chuyen de canh quan sinh thai van hoa khu vuc song Co Co

Sinh hoạt chuyên đề tư liệu Hán Nôm về di tích đình ông Voi và cảnh quan sinh thái – văn hóa khu vực sông Cổ Cò ở Hội An

 22:42 26/10/2020

Ngày 16/10/2020 tại Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An đã diễn ra buổi sinh hoạt chuyên đề với hai báo cáo “Kết quả thực hiện công tác tư liệu cảnh quan sinh thái – văn hóa khu vực sông Cổ Cò ở Hội An” và “Kết quả khảo sát tư liệu Hán Nôm về di tích đình Ông Voi”.

Qu ng Nam t nh t p biên

Sưu tầm, số hoá tư liệu Quảng Nam tỉnh tạp biên tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm

 22:28 18/10/2020

Quảng Nam tỉnh tạp biên là nguồn tư liệu có giá trị để nghiên cứu lịch sử - văn hoá Hội An nói riêng, Quảng Nam nói chung. Bộ tài liệu gồm 15 tập, viết bằng chữ Hán, nội dung ghi chép về các đạo sắc phong từ thời vua Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức, Khải Định phong cho các thần và những quan viên có công ở các thôn, xã; Công văn, đơn từ, gia phả, câu đối, hoành phi ở các đình, chùa, nhà thờ tộc… các thôn, xã của các huyện thuộc tỉnh Quảng Nam.

Le Nguyen tieu

Quyết định phê duyệt kinh phí lập hồ sơ di sản văn hoá phi vật thể, thực hiện công tác chuyên môn và đầu tư nâng cấp kho lưu trữ, phòng thông tin tư liệu

 04:05 29/09/2020

Vừa qua, UBND thành phố Hội An đã ban hành Quyết định số 2856/QĐ-UBND ngày 8/9/2020 phê duyệt kinh phí lập hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể đề nghị công nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, thực hiện công tác chuyên môn và đầu tư nâng cấp kho lưu trữ, phòng thông tin tư liệu cho Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An.

Sac phong

Công tác sưu tầm, sao chụp tư liệu sắc phong ở Hội An

 21:38 13/09/2020

Sắc phong là văn bản do nhà vua ban để phong chức tước cho quý tộc, quan chức, khen thưởng những người có công hoặc phong thần cho các vị thần được thờ trong các đình, đền, lăng, miếu… ở làng xã Việt Nam. Sắc phong không chỉ có giá trị về mặt tư liệu lịch sử, mà còn cung cấp nhiều thông tin quan trọng liên quan đến tên tuổi, quê quán, công trạng… của các nhân vật lịch sử, hoặc nguồn gốc các vị thần.

Sao rap tu lieu

Công tác sao rập tư liệu văn bia ở Hội An

 21:35 13/08/2020

Di sản Hán Nôm ở Hội An, trong đó văn bia với những đặc trưng riêng về nghệ thuật tạo hình, thư pháp và nội dung văn bản,… đã trở thành một bộ phận quan trọng trong di sản văn hóa Hội An. Nội dung thông tin trong nguồn di sản tư liệu này có vai trò đặc biệt làm sáng tỏ những vấn đề về lịch sử - văn hóa Hội An. Những văn bia ở Hội An được bảo tồn khá phong phú tại các di tích đình, chùa, miếu, hội quán, nhà thờ tộc họ, mộ cổ,…

Thong qua de tai Di tich Nha tho toc Hoi An   Th c trang quan ly, bao ton phat huy

Thông qua thuyết minh đề tài khoa học “Di tích nhà thờ tộc trong khu phố cổ Hội An - Thực trạng và giải pháp quản lý, bảo tồn, phát huy”

 21:24 13/08/2020

Nhà thờ tộc họ trong khu phố cổ Hội An là bộ phận di sản có giá trị về mặt kiến trúc nghệ thuật, lưu giữ nhiều tư liệu có giá trị, những tập tục, lễ nghi liên quan đến lịch sử tộc họ, góp phần làm đa dạng di sản kiến trúc Hội An.

Song Co Co

Triển khai thực hiện công tác tư liệu về cảnh quan sinh thái - văn hóa sông Cổ Cò

 21:03 31/05/2020

Sông Cổ Cò (Lộ Cảnh giang) nối liền Cửa Hàn - Đà Nẵng với Cửa Đại - Hội An, từng giữ vai trò quan trọng đối với quá trình hình thành và phát triển của đô thị thương cảng Hội An trong lịch sử. Dòng sông này đã được ghi chép, mô tả trong nhiều tư liệu lịch sử như địa bạ, bản đồ, du ký, biên khảo...

Sưu tầm, bổ sung tư liệu liên quan đến Hội An

Sưu tầm, bổ sung tư liệu liên quan đến Hội An

 21:35 05/04/2020

Trong những năm qua, Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hoá Hội An đã tập trung sưu tầm tư liệu về Hội An hiện đang lưu trữ tại các Trung tâm lưu trữ quốc gia I, II, III, IV thuộc Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước. Số lượng tư liệu mà Trung tâm sưu tầm được khoảng 20.000 trang (bản sao) bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau với nội dung rất phong phú. Nhằm tiếp tục bổ sung, xây dựng cơ sở dữ liệu về Hội An phục vụ công tác nghiên cứu và phát huy giá trị di sản văn hoá thế giới Hội An, trong năm 2020, Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hoá Hội An sẽ triển khai sưu tầm, sao chụp các nguồn tư liệu Hán Nôm liên quan đến Hội An tại Viện nghiên cứu Hán Nôm gồm Quảng Nam tỉnh tập biên và Nguyễn Thị Tây Sơn ký. Đây là nguồn tư liệu có giá trị đặc biệt trong nghiên cứu lịch sử - văn hóa Việt Nam nói chung, Hội An nói riêng.

Triển khai biên soạn và xuất bản sách Di sản Hán Nôm ở Hội An

Triển khai biên soạn và xuất bản sách Di sản Hán Nôm ở Hội An

 21:32 05/04/2020

Nhằm cung cấp những thông tin về lịch sử - văn hóa Hội An qua nguồn tư liệu di sản Hán Nôm, trong những năm qua Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An đã tổ chức sưu tầm, dịch thuật và biên soạn xuất bản nhiều tập sách Di sản Hán Nôm ở Hội An (tập 1 về Văn bia, tập 2 về Tư liệu nhà thờ tộc Nguyễn Tường, tập 3 về Tư liệu xã Minh Hương, tập 4 về Tư liệu lưu trữ tại các gia đình, dòng họ, tập 5 về Hoành phi câu đối ở di tích. Riêng tập 6 về Hội An qua Châu bản, mộc bản và bản đồ và tập 7 về Làng xã xưa ở Hội An qua tư liệu Địa bạ triều Nguyễn và Quảng Nam xã chí đang hiệu đính bản thảo).

Triển khai lập hồ sơ khoa học Lễ hội Tết Nguyên tiêu và nghề trồng rau Trà Quế ở Hội An đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Triển khai lập hồ sơ khoa học Lễ hội Tết Nguyên tiêu và nghề trồng rau Trà Quế ở Hội An đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

 04:48 23/03/2020

Lễ hội Tết Nguyên tiêu và nghề trồng rau Trà Quế là 2 di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu, đang được bảo tồn và phát huy hiệu quả ở Hội An. Nhằm tư liệu hóa, xây dựng hồ sơ phục vụ công tác lưu trữ, nghiên cứu, bảo tồn và phát huy giá trị của 2 di sản này tốt hơn, vừa qua, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Nam đã ban hành công văn số 246/SVHTTDL-QLVH ngày 13/3/2020 thống nhất chủ trương lập hồ sơ đề nghị đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đối với Lễ hội Tết Nguyên tiêu và nghề trồng rau Trà Quế ở Hội An. Theo nội dung văn bản, Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An đang tiến hành xây dựng hai hồ sơ trên để trình cấp thẩm quyền xem xét đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia trong thời gian tới.

Mieu Giap Dong

Tu bổ di tích miếu Giáp Đông, phường Thanh Hà

 20:37 15/12/2019

Miếu Giáp Đông được xây dựng để thờ các bậc tiền hiền của Giáp Đông làng Thanh Hà, hiện chưa tìm thấy tư liệu xác định niên đại khởi dựng ngôi miếu. Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, ngôi miếu bị phá hủy hoàn toàn, được cư dân địa phương tái thiết vào khoảng năm 1962 với kiểu thức và quy mô kiến trúc như hiện nay. Trải qua quá trình sử dụng và bị tác động của môi trường tự nhiên, di tích đã xuống cấp ở nhiều hạng mục.

Tham van cong dong

Tham vấn ý kiến cộng đồng về phương án phục hồi, tôn tạo di tích đình Thanh Đông, xã Cẩm Thanh

 03:22 07/10/2019

Đình làng Thanh Đông trước đây từng là thiết chế tín ngưỡng quan trọng của người dân làng Thanh Đông, tổng Thanh Châu, phủ Điện Bàn, nay thuộc địa phận thôn Thanh Đông, xã Cẩm Thanh, thành phố Hội An. Theo tư liệu Quảng Nam xã chí của Viện Viễn Đông Bác Cổ điều tra vào những năm 1941-1943 cho biết: “Đình này làm đã quá lâu, năm trùng tu là 20 tháng 8 Bảo Đại 6. Đình lợp ngói xông gạch, gỗ lim, những cột này tròn cao 13m mộc, kèo trính tuy trơn nhưng thật là xưa, trông khéo lắm. Trước là tiền đường, sau là hậu tẩm. Hậu tẩm là một ngọn lầu cao độ 11 thước Tây có cổ lầu, trên đắp lưỡng long…”. Vì nhiều lý do, đình bị hư hỏng trong chiến tranh, hiện nay chỉ còn một phần nền móng.

Tham gia Khóa tập huấn “Kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể dựa vào cộng đồng”

Tham gia Khóa tập huấn “Kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể dựa vào cộng đồng”

 23:14 25/08/2019

Nhằm mục đích nâng cao năng lực quản lý, nghiên cứu, đánh giá, nhận diện về thực trạng di sản văn hóa phi vật thể cho cán bộ chuyên môn ở các địa phương cũng như xây dựng mạng lưới và chia sẻ kinh nghiệm dựa vào cộng đồng trong việc kiểm kê, tư liệu hóa các di sản văn hóa phi vật thể, Trường Đại học Văn hóa thành phố Hồ Chí Minh phối hợp với Bảo tàng thành phố Hồ Chí Minh và Trung tâm đào tạo quốc tế về di sản văn hóa phi vật thể khu vực châu Á - Thái Bình Dương dưới sự bảo trợ của UNESCO (gọi tắt là CRIHAP) đồng tổ chức khóa tập huấn “Kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể dựa vào cộng đồng”.

Tọa đàm về lịch sử Hội An thuộc đề tài “Nghiên cứu, biên soạn địa chí Hội An”

Tọa đàm về lịch sử Hội An thuộc đề tài “Nghiên cứu, biên soạn địa chí Hội An”

 21:08 13/05/2019

Thực hiện đề tài “Nghiên cứu, biên soạn địa chí Hội An”, trong thời gian qua Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An đã tổ chức sưu tầm và xử lý tư liệu lưu trữ từ Trung tâm lưu trữ quốc gia I, II, III, IV, Viện nghiên cứu Hán Nôm và Viện Thông tin Khoa học xã hội Việt Nam; thực hiện các chuyên đề phần sinh thái, lịch sử, văn hóa, kính tế - xã hội và chính trị; tổ chức các cuộc tọa đàm trao đổi; triển khai biên soạn nội dung sách Địa chí Hội An.

Công tác dịch thuật tư liệu Hán Nôm năm 2018 của Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An

Công tác dịch thuật tư liệu Hán Nôm năm 2018 của Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An

 04:42 14/01/2019

Nhằm từng bước hoàn thiện hồ sơ lưu trữ về tư liệu Hán Nôm phục vụ hiệu quả cho công tác nghiên cứu, bảo tồn và phát huy giá trị lịch sử - văn hoá Hội An, trong năm 2018, Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hoá Hội An đã hợp đồng dịch thuật hơn 1500 trang tư liệu Hán Nôm hiện đang lưu trữ tại Trung tâm.

Công tác sưu tầm tư liệu về lịch sử - văn hóa Hội An tại các Trung tâm lưu trữ quốc gia

Công tác sưu tầm tư liệu về lịch sử - văn hóa Hội An tại các Trung tâm lưu trữ quốc gia

 20:19 03/01/2019

Nhằm tập hợp tư liệu phục vụ công tác nghiên cứu lịch sử - văn hóa Hội An, trong những năm qua, Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An đã tập trung sưu tầm tư liệu về Hội An hiện đang lưu trữ tại các Trung tâm lưu trữ quốc gia thuộc Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước - Bộ Nội vụ và tại Viện nghiên cứu Hán Nôm.

Tham vấn cộng đồng về lịch sử làng Thanh Tây

Tham vấn cộng đồng về lịch sử làng Thanh Tây

 02:50 21/12/2018

Làng Thanh Tây là một trong những làng được hình thành sớm ở Hội An. Vào đầu triều Nguyễn, Thanh Tây là một giáp của xã Thanh Châu, tổng Thanh Châu, huyện Hòa Vang. Tuy nhiên những thông tin, tư liệu về làng Thanh Tây hiện nay còn lại rất ít. Vì vậy những tư liệu kí ức của các bậc cao niên, những người đã định cư và sing sống tại làng là rất quan trọng để nghiên cứu về ngôi làng này.

HINH KHAN HTHANH 1

Lễ khánh thành công trình tu bổ, tôn tạo di tích Tam quan chùa Bà Mụ

 03:08 05/12/2018

Đầu thế kỷ trước, di tích Cẩm Hà cung – Hải Bình cung đã được đánh giá một trong những công trình kiến trúc tiêu biểu, quan trọng của Hội An xưa do cộng đồng người Minh Hương tại Hội An xây dựng. Năm 1930, Viện Viễn Đông Bác cổ của Pháp đã đưa di tích Cẩm Hà cung – Hải Bình cung vào danh mục cổ tích liệt hạng, là công trình kiến trúc bậc nhất Quảng Nam cùng với hai di tích khác ở Hội An là Chùa Cầu và hội quán Triều Châu. Theo tư liệu (Hội An kim tích), Cẩm Hà cung được khởi dựng vào năm 1626 ở ranh giới địa phận xã Cẩm Phô và xã Thanh Hà. Tên gọi cung Cẩm Hà xuất phát từ cách gọi ghép của hai địa danh này. Sau đó, di tích được di dời về vị trí hiện tại, cho đến nay vẫn chưa xác định được niên đại di dời (có ý kiến cho rằng khoảng năm 1686 nhưng cho đến nay vẫn chưa đủ cơ sở kết luận). Người dân địa phương thường gọi di tích này là chùa Bà Mụ.

Trưng bày tư liệu lưu trữ với chủ đề “Quốc hiệu và Kinh đô nước Việt trong lịch sử qua Mộc bản Triều Nguyễn- Di sản tư liệu thế giới”

Trưng bày tư liệu lưu trữ với chủ đề “Quốc hiệu và Kinh đô nước Việt trong lịch sử qua Mộc bản Triều Nguyễn- Di sản tư liệu thế giới”

 22:53 26/11/2018

Chào mừng ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11) và 19 năm ngày Đô thị cổ Hội An được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới (04/12/1999-2019), Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An phối hợp với Trung tâm Lưu trữ Quốc gia IV tổ chức trưng tư liệu lưu trữ với chủ đề “Quốc hiệu và Kinh đô nước Việt trong lịch sử qua Mộc bản Triều Nguyễn - Di sản tư liệu thế giới”.

liên kết web
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây