Trên toàn địa bàn Thành phố Hội An hiện nay có 1438 di tích phân bố đều khắp các địa phương, trong đó tập trung nhiều nhất là trong Khu phố cổ với tổng số 1.154 di tích. Các di tích trong Khu phố cổ phân bố với mật độ dày đặc, chất liệu được làm chủ yếu từ vật liệu bằng gỗ và các chất hữu cơ dễ cháy.
Nhằm đáp ứng nhu cầu tu bổ, sửa chữa di tích nhà ở của người dân, góp phần bảo tồn các giá trị kiến trúc, cảnh quan trong Khu phố cổ, trong 6 tháng đầu năm 2021, Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An đã tiếp nhận 55 lượt hồ sơ xin phép sửa chữa, tu bổ di tích nhà ở của nhân dân trong Khu phố cổ, trong đó, Khu vực I có 16 hồ sơ, Khu vực IIA có 14 hồ sơ, Khu vực IIB có 25 hồ sơ.
Vào ngày 02/7/2021, Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An phối hợp với các ban ngành của Thành phố và UBND xã Cẩm Kim tiến hành bàn giao mặt bằng thi công tu bổ, tôn tạo di tích đình Tiền hiền Kim Bồng và Di tích lịch sử cách mạng vùng Thượng Phước, xã Cẩm Kim.
Vừa qua, UBND thành phố Hội An đã có quyết định số 885/QĐ-UBND ngày 23/6/2021 phê duyệt Kế hoạch lựa chọn nhà thầu giai đoạn chuẩn bị dự án tu bổ di tích Chùa Cầu.
Vừa qua, UBND thành phố Hội An đã có văn bản số 1746/UBND ngày 24/6/2021 thống nhất chủ trương cho phép tổ chức Hội thảo “Định hướng phát triển thành phố Hội An trong giai đoạn mới”. Hội thảo do Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An phối hợp với Viện Khoa học xã hội vùng Trung Bộ đồng tổ chức.
Hội An là vùng đất có bề dày lịch sử - văn hóa, với những giá trị di sản văn hóa phi vật thể rất đa dạng và phong phú, với nhiều lễ tục dân gian như xô cộ, tống long chu… vẫn được lưu truyền.
Thúng chai là phương tiện gắn liền và phục vụ cho nghề đánh bắt ở môi trường sông nước, biển cả ở Hội An, Quảng Nam và các tỉnh lân cận. Trong những năm gần đây, thúng chai không chỉ phục vụ cho nghề đánh bắt thủy hải sản mà được sử dụng cho hoạt động du lịch trải nghiệm sông nước. Ngoài ra, thúng chai cũng là phương tiện đi lại không thể thiếu vào mùa bão, lụt của mỗi gia đình tại vùng thấp lụt ở Hội An.
Được sự thống nhất của UBND thành phố Hội An, sáng ngày 17/6/2021 Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hoá Hội An phối hợp với Chi hội Khoa học Lịch sử Hội An và Chi hội Văn nghệ Dân gian Quảng Nam tổ chức toạ đàm với chủ đề “Hội An trong lịch sử 550 năm danh xưng Quảng Nam”.
Vừa qua, UBND thành phố Hội An đã có văn bản số 1543/UBND ngày 4/6/2021 thống nhất chủ trương cho phép Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An thành lập Bảo tàng chuyên đề “Con đường hương liệu, dược liệu, thổ sản Hội An, Quảng Nam”. Địa điểm thành lập bảo tàng là tại số 57 Trần Phú, phường Minh An.
Chương trình “Khảo sát biến đổi nếp sống ở Cù Lao Chàm” là một trong những hoạt động nghiên cứu thuộc phương án “Khảo sát, đề xuất phục hồi một số hình thái văn hóa phi vật thể đã bị mai một hoặc có nguy cơ mai một ở Cù Lao Chàm” đã được UBND thành phố Hội An phê duyệt tại quyết định số 2941/QĐ-UBND, ngày 23/9/2020.
Vào ngày 4/6/2021, Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An phối hợp với các ban ngành của Thành phố và UBND phường Minh An, phường Cẩm Châu và UBND xã Cẩm Thanh tiến hành bàn giao mặt bằng thi công tu bổ các di tích gồm: nhà số 33 Nguyễn Thái Học (tức Bảo tàng Văn hóa Dân gian), nhà số 108 Nguyễn Thái Học, nhà số 140 Trần Phú (tức Bảo tàng Văn hóa Sa Huỳnh) thuộc phường Minh An; đình Sơn Phô thuộc phường Cẩm Châu và lăng Bà thuộc xã Cẩm Thanh.
Phương án “Khảo sát, đề xuất phục hồi một số hình thái văn hóa phi vật thể đã bị mai một hoặc có nguy cơ mai một ở Cù Lao Chàm” đã được UBND thành phố Hội An phê duyệt vào ngày 23/9/2020. Đây là một nội dung công việc nằm trong Đề án “Phát triển bền vững xã đảo Tân Hiệp trên cơ sở bảo tồn và phát huy giá trị Khu dự trữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm - Hội An giai đoạn 2017 - 2025”.
Sáng ngày 2/6/2021, tại Trung tâm Văn hóa Thể thao phường Minh An, UBND phường Minh An cùng Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An phối hợp tổ chức hội nghị phổ biến Quy chế Bảo vệ Di sản văn hóa thế giới Khu phố cổ Hội An đến nhân dân 2 khối phố An Hội và An Thắng phường Minh An.
Ngày 14 và 15/5/2021, Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An tiếp nhận được 05 hiện vật liên quan đến di tích nhà lao Hội An và nhà lao Tân Hiệp (Đồng Nai) từ bà Trần Thị Chai và bà Phạm Thị Quảng ở Cẩm Thanh, bà Huỳnh Thị Bình ở Tân An.
Chiều ngày 24/5/2021, tại UBND thành phố Hội An, Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An đã báo cáo kết quả biên soạn bộ tài liệu Giáo dục di dản trong học đường ở Hội An.
Vừa qua, UBND thành phố Hội An đã ban hành Quyết định số 670/QĐ-UBND ngày 13/5/2021 về việc bổ sung dự toán chi thường xuyên có tính chất đầu tư đợt 1 năm 2021 cho Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hoá Hội An.
Năm 1471, vua Lê Thánh Tông lập đạo thừa tuyên Quảng Nam – Đạo thứ 13 của nhà nước Đại Việt thời Lê. Kể từ đây, cư dân Việt bắt đầu di cư vào vùng đất mới này, lập nên nhiều làng mạc trù phú.
Nằm trong chuỗi hoạt động kỷ niệm 131 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2021), thực hiện Thông báo số 23/TB-DSVH ngày 10/5/2021 của Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An về tổ chức các hoạt động kỷ niệm và tuyên truyền di tích lịch sử Nhà lao Hội An, vào sáng ngày 19/5/2021, Chi đoàn Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An đã phối hợp với Đoàn phường Sơn Phong tổ chức buổi sinh hoạt Kỷ niệm 131 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh tại di tích Nhà lao Hội An.
Hệ thống các bảo tàng chuyên đề ở Hội An như bảo tàng Văn hóa Sa Huỳnh, Gốm sứ Mậu dịch, Văn hóa Dân Gian, Nghề y truyền thống cùng với di tích Chùa Cầu, Quan Công miếu trong Khu phố cổ Hội An do Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hoá Hội An trực tiếp quản lý là những điểm tham quan du lịch hấp dẫn đối với du khách trong nước và quốc tế.
Nhà lao Hội An là di tích có giá trị tiêu biểu liên quan đến truyền thống đấu tranh cách mạng của quân và dân Hội An nói riêng, Quảng Nam nói chung, được UBND tỉnh Quảng Nam xếp hạng di tích cấp tỉnh vào ngày 08/02/2007 theo Quyết định số 559/QĐ-UBND.