Nhà lao Hội An là di tích có giá trị tiêu biểu liên quan đến truyền thống đấu tranh cách mạng của quân và dân Hội An nói riêng, Quảng Nam nói chung, được UBND tỉnh Quảng Nam xếp hạng di tích cấp tỉnh vào ngày 08/02/2007 theo Quyết định số 559/QĐ-UBND.
Nhằm đáp ứng nhu cầu tu bổ, sửa chữa di tích nhà ở của người dân, góp phần bảo tồn các giá trị kiến trúc, cảnh quan trong Khu phố cổ, trong quý I năm 2021, Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An đã tiếp nhận 21 lượt hồ sơ xin phép sửa chữa, tu bổ di tích nhà ở của nhân dân trong Khu phố cổ, trong đó, Khu vực I có 5 hồ sơ, Khu vực IIA có 9 hồ sơ, Khu vực IIB có 7 hồ sơ.
Nghề rèn là một trong những nghề truyền thống lâu đời ở Hội An, hiện vẫn còn lưu giữ yếu tố thân tộc, gia truyền trong sản xuất, truyền nghề góp phần tạo nên nét đặc sắc trong hoạt động sản xuất nghề truyền thống ở Hội An, và đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ các nghề truyền thống nổi tiếng ở Hội An phát triển như nghề mộc, nề Kim Bồng, nghề gốm Thanh Hà, nghề nông...
Ngày 28/4/2021, với vai trò là cơ quan trực của hoạt động Dựng cây nêu ngày Tết do UBND thành phố Hội An tổ chức, Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An đã tổng kết, trao thưởng cho các đơn vị đạt giải của hoạt động Dựng cây nêu ngày Tết, Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021.
Vào sáng ngày 23/4, Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An đã có buổi tiếp và làm việc với đoàn các học viên lớp Trung cấp lý luận chính trị - hành chính Mobifone, Trường Chính trị thành phố Đà Nẵng do ThS. Lê Thị Mộng Hà – Phó Hiệu trưởng nhà trường làm Trưởng đoàn.
Vào chiều ngày 23/4/2021, ông Trần Văn An - Phó Giám đốc Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An cùng với các chuyên viên của Trung tâm đã đón tiếp và làm việc với đoàn Văn phòng UNESCO Hà Nội đến khảo sát, nghiên cứu về Nghệ thuật Bài chòi tại Hội An. Đoàn do bà Phạm Thị Thanh Hường - Trưởng Ban Văn hóa, Văn phòng UNESCO Hà Nội làm trưởng đoàn.
Vào chiều ngày 22 tháng 4, Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An đã có buổi tiếp và làm việc với đoàn sinh viên ngành Địa lý Kinh tế - Phát triển vùng, Khoa Địa lý, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh do Tiến sĩ Nguyễn Thị Phượng Châu – Trưởng Khoa Địa lý làm Trưởng đoàn.
Chào mừng ngày Sách Việt Nam lần thứ 8 năm 2021, vào sáng ngày 20/4/2021, Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An đã tổ chức tọa đàm “Công tác xuất bản và văn hóa đọc sách ở Hội An” với mục đích trao đổi những vấn đề về công tác biên soạn, xuất bản các ấn phẩm về Hội An và những giải pháp để phát triển văn hóa đọc sách ở Hội An.
Hoa văn trang trí tại di tích tín ngưỡng ở Hội An là một bộ phận quan trọng trong di sản văn hóa Hội An. Nội dung, chủ đề, dạng thức hoa văn trang trí vô cùng phong phú được tạo tác bởi nhiều thủ pháp trên những loại chất liệu khác nhau tạo nên nét đặc trưng riêng về nghệ thuật tạo hình.
Nghề lợp ngói âm dương là nghề truyền thống có từ lâu đời ở Hội An, có đóng góp quan trọng vào quá trình xây dựng nhà truyền thống và sự nghiệp bảo tồn di tích kiến trúc ở Khu phố cổ Hội An nói riêng, di sản văn hoá Hội An nói chung.
Ngày 6/4/2021 tại Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An, UBND thành phố Hội An đã tổ chức Hội nghị phổ biến nội dung Quy chế và phát hành tập sách “Quy chế bảo vệ Di sản văn hóa thế giới Khu phố cổ Hội An”.
Kế hoạch Quản lý Di sản văn hóa thế giới Khu phố cổ Hội An giai đoạn 2020 - 2025, định hướng đến 2030 được UBND tỉnh Quảng Nam phê duyệt tại Quyết định số 351/QĐ-UBND ngày 11/02/2020, đây là cơ sở quan trọng để thành phố thực hiện công tác quản lý Di sản văn hóa thế giới Khu phố cổ Hội An trong thời gian đến.
Nghề đan võng Ngô Đồng và nghề chế biến Xí Mà là 2 nghề truyền thống tiêu biểu, đang được bảo tồn và phát huy có hiệu quả ở Hội An.
Ngày 18/3/2021, UBND thành phố Hội An có Công văn số 600/UBND về việc thống nhất chủ trương giao Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An phối hợp với các đơn vị, địa phương trên địa bàn thành phố thực hiện một số nội dung của công tác quản lý di tích, bao gồm:
Vào ngày 23/3/2021, UBND tỉnh Quảng Nam đã ký Quyết định số 750/QĐ-UBND về việc giao nhiệm vụ lập, trình thẩm định phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án tu bổ di tích Chùa Cầu.
Vừa qua, Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Nam đã ban hành Nghị quyết số 20/NQ-HĐND ngày 16/3/2021 về quyết định chủ trương đầu tư một số dự án sử dụng vốn ngân sách trung ương.
Sau thời gian tu bổ, chiều ngày 16/03/2021, Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An đã chủ trì, phối hợp cùng UBND phường Tân An và các ban ngành thành phố Hội An tiến hành bàn giao đưa vào sử dụng công trình tu bổ di tích Vạn Thiện Đồng Quy, phường Tân An.
Vào ngày 18/12/2020 UBND tỉnh Quảng Nam đã ký Quyết định số 19/2020/QĐ-UBND ban hành Quy chế bảo vệ Di sản văn hóa thế giới Khu phố cổ Hội An. Để mọi người dân, đặc biệt là cộng đồng cư dân trong Khu phố cổ, các cá nhân, tổ chức sở hữu, sử dụng di tích trong Khu phố cổ biết và hiểu được những nội dung quy định của quy chế, ngày 11/3/2021, UBND thành phố Hội An đã ban hành kế hoạch số 544/KH-UBND về tuyên truyền, phổ biến Quy chế bảo vệ Di sản văn hóa thế giới Khu phố cổ Hội An.
Hội An nói riêng, Quảng Nam nói chung là một trong những địa phương còn lưu giữ các dấu tích, di tích, đặc biệt là các văn bản Hán Nôm liên quan đến phong trào – vương triều Tây Sơn như giấy tờ kê khai đất đai, dân số, các loại văn bản hành chính, các tờ trình bẩm thời Thái Đức, Quang Trung, Cảnh Thịnh. Trong tình hình khan hiếm sử liệu về nhà Tây Sơn thì loại tư liệu này trở nên quý giá và cần thiết để phác thảo quy mô, ảnh hưởng của phong trào Tây Sơn ở Hội An nói riêng, xứ Quảng nói chung.
Vào sáng ngày 12/3/2021, tại Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An, Đoàn công tác Bộ Văn hóa, Thể Thao và Du lịch đã có buổi làm việc với tỉnh Quảng Nam về xây dựng đô thị di sản và công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa thế giới Đô thị cổ Hội An.