06:11 19/09/2017
Nghề chế biến cao lầu, bao gồm chế biến sợi mì và món ăn cao lầu có mặt lâu đời ở Hội An. Đây là một món ăn, một nghề gắn với sự phát triển của phố thị, của thương cảng Hội An. Nếu mì Quảng và nghề chế biến mì Quảng gắn với vùng nông thôn, với các làng quê ở địa phương thì cao lầu là món ăn, là nghề chế biến món ăn gắn với phố thị.
04:53 19/09/2017
Theo những hộ làm nghề mành hiện nay cho biết, nghề mành đã có từ lâu ở Cù Lao Chàm nhưng không biết chính xác thời gian ra đời của nghề mành. Có ý kiến cho rằng, truyền thống của nghề mành là của ngư dân Kim Bồng, xã Cẩm Kim, sau này Cù Lao Chàm mới phát triển nghề này. Hiện ở Hòn Dài còn một lăng thờ do dân Kim Bồng làm nghề mành ở vùng biển Cù Lao Chàm xây dựng để thờ.
Đa số quê gốc của những hộ làm mành hiện nay ở trong đất liền, cha mẹ của họ đã ra Cù Lao Chàm sinh sống vào khoảng từ năm 1960.
06:29 23/08/2017
1. Vài nét về quá trình lập làng/xã với sự hình thành nghề/làng nghề truyền thống:
Trải bao thăng trầm, biến cố lịch sử để hình thành và phát triển, cộng đồng cư dân Hội An - xứ Quảng được xem là một trong những địa phương mẫu hình về hành xử trên từng bước đường hành tiến về phương Nam của dân tộc Việt. Điều đó được khẳng định trên nhiều mặt của cơ tầng - cấu trúc kinh tế - văn hóa - xã hội ở nơi đây và trước hết phải kể đến trong quá trình khai hoang lập làng gắn với quá trình hoạt động kinh tế để tồn sinh và phát triển. Có thể nói, các lớp dân cư Hội An đã rất năng động, sáng tạo, biết khai thác từng tấc đất phù sa, bãi cát đến trên/dưới của từng dòng sông - bờ biển - đảo khơi, cả về địa thế, thời cuộc lịch sử. Tất cả đã tạo nên một bức tranh hoạt động kinh tế, ngành nghề sản xuất ở Hội An vô cùng phong phú, đa dạng.
22:56 23/10/2013
1. Vài nét về quá trình lập làng/xã với sự hình thành nghề/làng nghề truyền thống:
Trải bao thăng trầm, biến cố lịch sử để hình thành và phát triển, cộng đồng cư dân Hội An - xứ Quảng được xem là một trong những địa phương mẫu hình về hành xử trên từng bước đường hành tiến về phương Nam của dân tộc Việt. Điều đó được khẳng định trên nhiều mặt của cơ tầng - cấu trúc kinh tế - văn hóa - xã hội ở nơi đây và trước hết phải kể đến trong quá trình khai hoang lập làng gắn với quá trình hoạt động kinh tế để tồn sinh và phát triển. Có thể nói, các lớp dân cư Hội An đã rất năng động, sáng tạo, biết khai thác từng tấc đất phù sa, bãi cát đến trên/dưới của từng dòng sông - bờ biển - đảo khơi, cả về địa thế, thời cuộc lịch sử. Tất cả đã tạo nên một bức tranh hoạt động kinh tế, ngành nghề sản xuất ở Hội An vô cùng phong phú, đa dạng.
04:03 12/09/2013
Trong cộng đồng dân cư làng - xã, thôn - xóm - ấp ở Hội An, tùy vào quy mô, điều kiện lịch sử hình thành, phát triển và nghề nghiệp của mỗi địa phương mà có những thiết chế văn hóa thờ cúng khác nhau, quy mô lớn nhỏ, ít nhiều khác nhau.
04:47 04/09/2013
Ở khu phố Hội An có hai dòng tộc Trương đều có quá trình hình thành lâu đời, có nhiều đóng góp quan trọng trong lịch sử phát triển thương cảng Hội An là tộc Trương (Đôn Hậu đường) và tộc Trương (Đôn Mục đường). Dưới đây là những thông tin về nhà thờ tộc Trương (Đôn mục đường).
04:23 30/08/2013
Rừng Dừa Bảy Mẫu hiện nằm ở thôn Thanh Tam Đông và thôn Thanh Nhứt xã Cẩm Thanh, cách trung tâm thành phố Hội An về phía Đông Nam khoảng 5km. Đây là nơi “hội thủy” của ba con sông lớn ở Quảng Nam đó là Thu Bồn, Trường Giang, Sông Cổ Cò trước khi đổ ra Cửa Đại. Với địa hình là một rừng dừa nước ngập mặn, kín đáo, sông nước bao bọc nên rất thuận lợi cho việc phát triển chiến tranh du kích. Trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, Thị ủy Hội An đã chọn nơi đây làm căn cứ địa cách mạng để chiến đấu chiến thắng kẻ thù với nhiều chiến công vang dội.
22:30 10/07/2012
Cách phố cổ 3 km về phía Đông, xưa kia có khoảng 7 mẫu dừa nước nên có tên là Rừng dừa 7 mẫu, đến nay đã phát triển lên gần gấp đôi.