06:05 19/09/2017
Địa bàn hoạt động của nghề tre, dừa trước đây phân bố rải rác ở vùng Cẩm Châu, Cẩm Kim và nhất là khu vực Cẩm Thanh của thành phố Hội An. Nhưng hiện nay chỉ còn tập trung ở Cẩm Thanh, chủ yếu ở các thôn: Thanh Tam Đông, Thanh Tam Tây, Thanh Nhất, Cồn Nhàn, Thanh Nhì, Võng Nhi và một số ít hộ ở Cẩm Châu.
05:15 19/09/2017
- Làng mộc Kim Bồng trước đây là châu Kim Bồng, thuộc tổng Mỹ Khê, huyện Duy Xuyên, phủ Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam, nay thuộc xã Cẩm Kim, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam. Nơi đây nằm ở hạ lưu sông Thu Bồn, cách trung tâm thành phố Hội An 1,31km theo đường chim bay về phía Tây Nam. Hoạt động sản xuất của nghề mộc Kim Bồng diễn ra hầu khắp các thôn của xã Cẩm Kim như Trung Hà, Trung Châu, Phước Thắng, Đông Hà… Trong đó, tập trung hoạt động nhiều nhất tại thôn Đông Hà, Trung Hà.
06:29 23/08/2017
1. Vài nét về quá trình lập làng/xã với sự hình thành nghề/làng nghề truyền thống:
Trải bao thăng trầm, biến cố lịch sử để hình thành và phát triển, cộng đồng cư dân Hội An - xứ Quảng được xem là một trong những địa phương mẫu hình về hành xử trên từng bước đường hành tiến về phương Nam của dân tộc Việt. Điều đó được khẳng định trên nhiều mặt của cơ tầng - cấu trúc kinh tế - văn hóa - xã hội ở nơi đây và trước hết phải kể đến trong quá trình khai hoang lập làng gắn với quá trình hoạt động kinh tế để tồn sinh và phát triển. Có thể nói, các lớp dân cư Hội An đã rất năng động, sáng tạo, biết khai thác từng tấc đất phù sa, bãi cát đến trên/dưới của từng dòng sông - bờ biển - đảo khơi, cả về địa thế, thời cuộc lịch sử. Tất cả đã tạo nên một bức tranh hoạt động kinh tế, ngành nghề sản xuất ở Hội An vô cùng phong phú, đa dạng.
06:24 23/08/2017
Qua tham khảo tư liệu, phỏng vấn nhân chứng và đối chiếu với niên đại của các di tích ở Khu phố cổ Hội An thì chúng tôi bước đầu suy đoán rằng nghề lợp ngói âm dương ra đời muộn nhất là từ thế kỷ XVII tức là thời gian Hội An là thương cảng phồn thịnh, nhiều công trình xây dựng phục vụ hoạt động thương mại và là thời gian nghề gốm Thanh Hà đã được hình thành và phát triển.
04:27 25/09/2015
Đình là trung tâm tổ chức các hoạt động xã hội, văn hóa, tín ngưỡng của làng, là hình ảnh thân quen với rất nhiều người gắn với bao kỷ niệm vui buồn của cuộc sống. Đình làng ở Hội An xuất hiện muộn hơn so với vùng đồng bằng sông Hồng, gắn với quá trình di dân vào lập nên các làng xã ở Hội An.
22:56 23/10/2013
1. Vài nét về quá trình lập làng/xã với sự hình thành nghề/làng nghề truyền thống:
Trải bao thăng trầm, biến cố lịch sử để hình thành và phát triển, cộng đồng cư dân Hội An - xứ Quảng được xem là một trong những địa phương mẫu hình về hành xử trên từng bước đường hành tiến về phương Nam của dân tộc Việt. Điều đó được khẳng định trên nhiều mặt của cơ tầng - cấu trúc kinh tế - văn hóa - xã hội ở nơi đây và trước hết phải kể đến trong quá trình khai hoang lập làng gắn với quá trình hoạt động kinh tế để tồn sinh và phát triển. Có thể nói, các lớp dân cư Hội An đã rất năng động, sáng tạo, biết khai thác từng tấc đất phù sa, bãi cát đến trên/dưới của từng dòng sông - bờ biển - đảo khơi, cả về địa thế, thời cuộc lịch sử. Tất cả đã tạo nên một bức tranh hoạt động kinh tế, ngành nghề sản xuất ở Hội An vô cùng phong phú, đa dạng.
03:13 10/10/2012
Trà Quế là địa danh nổi tiếng về nghề trồng rau sống ở Hội An, nằm cách thành phố Hội An khoảng 2,5km về hướng Bắc, gồm 239 hộ dân cư, trong đó 229 hộ sống chủ yếu bằng nghề trồng rau. Đây là nghề tương đối vất vả, suốt ngày bà con phải bán mặt cho đất, bán lưng cho trời, nhưng ngược lại trời, đất không phụ công cần cù lao động của bà con, hàng ngày mỗi hộ thu nhập trên dưới một trăm nghìn đồng. Gắn liền với đời sống lao động, làng quê Trà Quế có nhiều hoạt động văn hoá văn nghệ dân gian và thể thao truyền thống mà tiêu biểu là lễ hội Cầu Bông.