Chúng tôi có diễm phúc lớn là một trong những người khởi xướng nghiên cứu bảo tồn di sản đô thị Hội An từ năm 1982. Ngót bốn thập kỷ qua, chúng tôi trực tiếp tham gia hoặc theo dõi không gián đoạn sự nghiệp này. Thiết nghĩ, chúng tôi phần nào có quyền và có trách nhiệm bày tỏ sự nhìn nhận những gì đã làm được và đưa ra gợi ý về những gì cần lầm tiếp.
Đô thị cổ Hội An ngày nay là một điển hình đặc biệt về cảng thị truyền thống ở Đông Nam Á được bảo tồn nguyên vẹn và chu đáo.
Đô thị Hội An - Di sản Văn hóa Thế giới
VHO- Kỷ niệm 20 năm Khu phố cổ Hội An được UNESCO công nhận Di sản văn hóa thế giới (1999-2019), hơn 100 đại biểu là đại diện các tổ chức quốc tế, các nhà nghiên cứu, nhà khoa học, nhà quản lý trong lĩnh vực bảo tồn di tích trong nước và quốc tế,… đã cùng tham gia hội thảo quốc tế “Di sản văn hóa Hội An - 20 năm bảo tồn và định hướng phát triển bền vững” do UBND TP. Hội An phối hợp với Cục Di sản văn hóa tổ chức tại TP. Hội An (tỉnh Quảng Nam) vào ngày 3.12.
Trong kho tàng di sản ảnh về đô thị cổ Hội An, nhiều bức ảnh có giá trị về nghệ thuật, lịch sử. Đó là những bức không ảnh về phố cổ, bưu ảnh về những di tích nổi tiếng như Chùa Cầu, tam quan chùa Bà Mụ, đường phố, đời sống cư dân... Trong từng bức ảnh chứa đựng nhiều thông tin như kiến trúc, cảnh quan, trang phục, ẩm thực, ngành nghề truyền thống... tái hiện bức tranh sinh động của quá khứ cách nay một thế kỷ.
(VTR) Sự hình thành và phát triển của đô thị - thương cảng Hội An là một kiểu mẫu tiêu biểu ở Việt Nam và khu vực Đông Nam Á thời Trung - Cận đại. Nó là kết quả của hơn 2.000 năm lịch sử khai phá, tạo dựng, phát triển, từ thời Tiền - Sơ sử với Tiền cảng thị sơ khai, đến thời Vương quốc Champa với Chiêm cảng - Lâm Ấp Phố (Phố của người Lâm Ấp/Champa) và thời Đại Việt - Đại Nam với sự phát triển cực thịnh của đô thị thương cảng quốc tế Hội An. Mặt khác, nó luôn được trân trọng, giữ gìn, tiếp thu, giao lưu và phát triển của bao thế hệ dân cư Hội An, trên mảnh đất đầy đủ các yếu tố “Thiên thời - Địa lợi - Nhân hòa” để Hội thủy, Hội nhân, Hội văn, với một địa danh - tên gọi rất Việt Nam, đầy ước vọng - Hội An.
Hội An trong lịch sử có nhiều tên gọi khác nhau: Hải Phố, Hoài Phố, Hội Phố, Hoa Phố, Haiso, Faifo… vốn là một thương cảng nằm bên bờ con sông lớn nhất tỉnh, đã có một thời kỳ phát triển phát đạt nhất khu vực Đông Nam Á, thu hút thuyền buôn nhiều nước Đông Nam Á và nhiều nước phương Tây đến đây để trao đổi, mua bán hàng hóa. Du lịch phố cô Hội An phát triển nhanh chóng kể từ khi được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới đã mang lại những đổi thay lớn lao, tich cực nhưng đồng thời cũng ẩn chứa những nguy cơ khó lường từ sự phát triển đó. Ghi nhận từ góc nhìn của các nhà nghiên cứu.
Từ một khu phố nhỏ thường được gọi là “Thành phố dưỡng già”, nằm cuối tả ngạn sông Thu Bồn ít được ai biết đến những năm sau ngày quê hương được giải phóng, nhưng kể từ khi được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới Hội An (4.12.1999) bỗng nhanh chóng trở thành một điểm du lịch hấp dẫn của quốc gia và quốc tế.