03:32 27/02/2023
Mỗi độ trăng rằm tháng Tám, Hội An lại rộn ràng vui hội Trung Thu. Các gia đình, thôn xóm, các di tích đình miếu, doanh nghiệp, hiệu buôn,… tưng bừng bày mâm cỗ, đón mời các đoàn múa vật linh. Không khí lễ hội thật tươi vui, náo nhiệt. Người Việt xưa có câu“Muốn ăn lúa tháng Năm, trông trăng rằm tháng Tám”. Ngắm trăng rằm tháng Tám và dự đoán về thời tiết, mùa màng, vận mệnh quốc gia là một thông tục từ xưa của Lễ Tết Trung thu tại nhiều quốc gia Đông Bắc Á, Đông Nam Á, một nghi lễ hội mùa, cầu mong sự sinh sôi, nảy nở và cầu cho mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an . Trải qua thời gian, cùng với những điều kiện giao lưu, tiếp biến văn hóa, Tết Trung Thu ở Hội An mang nhiều giá trị văn hóa đặc sắc riêng có và bền bỉ sức sống theo cùng năm tháng.
21:33 18/01/2023
Đóng ghe/thuyền đua và tổ chức hoạt động đua ghe/thuyền vào các dịp lễ, tết từ lâu đã trở thành nét văn hóa dân gian độc đáo của nhiều vùng miền ở Việt Nam như đua ghe Ngo ở Nam bộ, bơi chải ở miền Bắc và đua ghe ở miền Trung.
02:28 06/01/2023
Tết Nguyên đán là lễ lớn nhất trong năm, một trong những phong tục người Việt từ xưa cho đến ngày nay. Dưới thời kỳ Pháp thuộc, mặc dù bị hạn chế do những chính sách thuộc địa song với bề dày truyền thống văn hóa, lịch sử, người Việt vẫn gìn giữ được nét đẹp bản sắc văn hóa Tết cổ truyền dân tộc. Qua các ghi chép của những công chức, nhà nghiên cứu người Pháp từng sinh sống và làm việc tại Việt Nam, trong bài viết này, xin giới thiệu một vài thông tin về lễ Tết Nguyên đán dưới thời kỳ Pháp thuộc.
20:06 24/01/2022
Tết Nguyên đán là lễ lớn nhất trong năm, một trong những phong tục của người Việt từ xưa cho đến ngày nay. Dưới thời kỳ chúa Nguyễn ở Đàng Trong đến thời kỳ nhà Nguyễn, lễ Tết luôn được triều đình và nhân dân quan tâm, chú trọng. Qua các ghi chép, du ký của các thương nhân, nhà truyền giáo cùng với các sử liệu nhà Nguyễn, bài viết này giới thiệu một vài thông tin về lễ Tết thời kỳ các chúa Nguyễn ở Đàng Trong và một số điển lệ quy định về lễ Tết của triều đình nhà Nguyễn.