trao đổi chuyên ngành

Thông tin về nhà bà Huỳnh Thị Liêu, xã Cẩm Kim

Thông tin về nhà bà Huỳnh Thị Liêu, xã Cẩm Kim

 03:18 01/12/2023

Cẩm Kim là một trong những xã/phường của thành phố Hội An có lịch sử khá lâu đời. Tên xã Cẩm Kim ra đời vào năm 1956. Trước đó, Cẩm Kim được gọi là làng/xã/châu Kim Bồng. Làng Kim Bồng được khai lập vào khoảng thế kỷ 16 bởi những bậc tiền hiền của bốn tộc họ tiên khởi là Huỳnh, Nguyễn, Phan, Trương. Trước đây, cư dân Kim Bồng sinh sống bằng nhiều nghề, trong đó nổi tiếng là nghề mộc và nghề buôn.

Mộ ông Koubunken Gusokukun, phường Tân An

Mộ ông Koubunken Gusokukun, phường Tân An

 22:51 01/08/2021

Lễ hội giao lưu văn hóa Việt Nam - Nhật Bản được tổ chức lần đầu tiên tại Hội An vào tháng 8/2002. Từ đó đến nay, lễ hội này trở thành hoạt động thường niên tại Hội An nhằm kỷ niệm mối quan hệ lâu đời, gắn bó thân thiết giữa Việt Nam và Nhật Bản. Hơn 400 năm trước, các thương nhân Nhật Bản đã có những đóng góp to lớn, để lại nhiều dấu ấn minh chứng cho thời kỳ phát triển phồn vinh của thương cảng Hội An, làm tiền đề cho mối quan hệ hữu nghị Việt - Nhật sau này.

Vài nét về di tích lịch sử cách mạng trong khu vực I khu phố cổ Hội An

Vài nét về di tích lịch sử cách mạng trong khu vực I khu phố cổ Hội An

 21:55 25/04/2021

Khu phố cổ Hội An với bề dày lịch sử lâu đời đã kết tinh, hội tụ trong mình nhiều giá trị quý báu. Ngoài những giá trị về lịch sử, văn hóa, kiến trúc, mỹ thuật,… nói chung, nhiều ngôi nhà, góc phố còn lưu lại những dấu ấn lịch sử cách mạng quan trọng của Đảng bộ và nhân dân Hội An trong những năm tháng đấu tranh gian khổ, hào hùng để bảo vệ quê hương, đất nước. Nhiều năm qua, được sự quan tâm của các cấp chính quyền, 12 di tích lịch sử cách mạng trong khu vực I đã được xác định đưa vào danh mục di tích bảo vệ của thành phố Hội An.

Tục cúng Giao thừa (Hành Khiến) tại Hội An

Tục cúng Giao thừa (Hành Khiến) tại Hội An

 04:19 24/02/2021

Tục cúng giao thừa và lễ Hành Khiến trong đêm trừ tịch linh thiêng là lễ tục từ lâu đời của dân tộc Việt Nam. Trên mảnh đất Hội An, các đình làng, từ đường cho đến mỗi nhà đều gìn giữ vẹn nguyên phong tục truyền thống tốt đẹp này. Trong thời khắc giao thừa linh thiêng, tiếng chiêng trống âm vang khắp không gian, mở đầu một năm mới với những vận hội, niềm tin mới tràn đầy, bỏ lại phía sau mọi bận bịu lo toan, phiền muộn, không vừa lòng hoặc hiềm khích chia rẽ. Người với người dường như xích lại gần nhau hơn trong cảm giác giao hòa với thiên nhiên vạn vật, giữa đời thực và siêu nhiên, giữa hữu hình với vô hình, hữu hạn và vô hạn.

liên kết web
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây