21:21 16/05/2021
Hệ thống các bảo tàng chuyên đề ở Hội An như bảo tàng Văn hóa Sa Huỳnh, Gốm sứ Mậu dịch, Văn hóa Dân Gian, Nghề y truyền thống cùng với di tích Chùa Cầu, Quan Công miếu trong Khu phố cổ Hội An do Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hoá Hội An trực tiếp quản lý là những điểm tham quan du lịch hấp dẫn đối với du khách trong nước và quốc tế.
20:17 02/01/2020
Làng rau Trà Quế là một thương hiệu nổi tiếng của thành phố Hội An không chỉ về rau xanh, sạch, mà còn là một địa điểm tham quan thú vị thu hút khách du lịch muốn trải nghiệm các loại hình văn hoá dân gian. Nhằm tạo nên một điểm tham quan hấp dẫn mang tính đặc sắc riêng với sự gắn kết giữa di sản văn hóa phi vật thể với hệ sinh thái, cảnh quan làng quê ven sông, cũng như góp phần thúc đẩy kinh tế xã hội địa phương, tạo điều kiện cho người dân Trà Quế giữ gìn, phát huy nghề truyền thống cha ông để lại, trong năm 2019, UBND thành phố Hội An chú trọng đầu tư hạ tầng kỹ thuật phục vụ phát triển du lịch nơi đây.
21:54 15/09/2019
Nghề gốm Thanh Hà là một trong những nghề thủ công truyền thống nổi tiếng ở Hội An, được hình thành và phát triển liên tục từ khoảng thế kỷ XVII đến nay. Hiện nay, nghề gốm đang được bảo tồn và phát huy hiệu quả, là một trong những điểm tham quan hấp dẫn của Khu phố cổ Hội An.
22:00 11/08/2019
Ngày 26/7 vừa qua, UBND thành phố Hội An ban hành thông báo số 500/TB-UBND mời tham gia thi tuyển phương án thiết kế cải tạo Bảo tàng Hội An (hạng mục cảnh quan, ngoại thất) nhằm lựa chọn phương án tối ưu cho công trình đầu tư Cải tạo Bảo tàng Hội An, tạo thành điểm tham quan ấn tượng, hấp dẫn đối với du khách và nhân dân. Các yêu cầu đặt ra đối với phương án thiết kế cải tạo cảnh quan, ngoại thất bảo tàng là phải đảm bảo tiêu chí xanh; kiến trúc đặc trưng có sự kết nối hài hòa trong tổng thể chung của khu vực, hình thức ấn tượng nhưng đồng thời thể hiện những nội dung về lịch sử - văn hóa Hội An; có tính khả thi và sự bền vững.
23:01 24/06/2019
Hiện nay trên địa bàn thành phố Hội An có 5 bảo tàng chuyên đề trực thuộc Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An gồm: Bảo tàng Lịch sử - văn hóa, Bảo tàng Văn hóa Sa Huỳnh, Bảo tàng Gốm sứ Mậu dịch, Bảo tàng Văn hóa Dân gian, Bảo tàng Nghề y truyền thống. Với nhận thức về bảo quản hiện vật là khâu nghiệp vụ quan trọng trong công tác bảo tàng, nên trong thời gian qua, ngoài việc chú trọng nâng cấp hệ thống trưng bày để tăng sức hấp dẫn của bảo tàng với công chúng, Trung tâm cũng đặc biệt chú trọng đến công tác bảo quản hiện vật nhằm bảo tồn hiện vật được lâu dài.
05:12 16/04/2019
Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hoá Hội An hiện đang trực tiếp quản lý 6 điểm bảo tàng và 2 di tích nằm trong ô vé tham quan. Bên cạnh việc thường xuyên bổ sung số lượng hiện vật phong phú, nội dung trưng bày hấp dẫn, đa dạng, thì công tác nâng cấp hệ thống trưng bày, cải thiện hệ thống cảnh quan, đón tiếp du khách tại các điểm bảo tàng, di tích cũng được Trung tâm chú trọng thực hiện. Vì vậy, đã thu hút lượng du khách đến tham quan, tìm hiểu tại các điểm bảo tàng, di tích ngày càng tăng. Trong quý I năm 2019, các điểm bảo tàng, di tích đã đón 722.094 lượt khách, tăng 20% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khách Quốc tế là 677.077 lượt, khách Việt Nam là 45.017 lượt. Chùa Cầu là di tích có số lượt du khách đến tham quan nhiều nhất, trung bình mỗi ngày khoảng 5000 lượt
21:53 17/07/2018
(Dân trí) - Tạp chí du lịch Travel + Leisure nổi tiếng của Hoa Kỳ vừa công bố bầu chọn của các độc giả về top 15 thành phố hấp dẫn nhất nhất thế giới. Trong đó, thành phố Hội An (Việt Nam) xếp vị trí thứ 8.
21:57 21/05/2017
Để có một biểu trưng đầy đủ ý nghĩa thể hiện rõ nét nhất những đặc trưng văn hóa – thiên nhiên, sức hấp dẫn của Khu dự trữ sinh quyển Cù Lao Chàm – Hội An sử dụng chính thức trong các hoạt động giới thiệu, tuyên truyền và quảng bá cho mục tiêu bảo tồn, khai thác, phát triển Kinh tế, Văn hóa – Xã hội của Khu dự trữ sinh quyển Cù Lao Chàm – Hội An, tháng 5/2016 thành phố Hội An phát động cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) Khu dự trữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm – Hội An đồng thời giao Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An chủ trì thực hiện công việc này.
21:22 13/04/2017
Đề án “phố dành cho người đi bộ và xe không động cơ” được UBND thị xã Hội An (nay là thành phố Hội An) phê duyệt và triển khai thực hiện từ năm 2004. Sau hơn 13 năm thực hiện “phố dành cho người đi bộ và xe không động cơ” đã trở thành sản phẩm văn hóa du lịch hấp dẫn góp phần thu hút du khách đến với Hội An. Từ đó mang lại nhiều hiệu quả kinh tế và những giá trị tinh thần cho người dân. Phát huy những hiệu quả đạt được, từ ngày 12/4/2017, thành phố Hội An tiếp tục mở rộng không gian “phố dành cho người đi bộ và xe không động cơ” với thời gian và phạm vi như sau:
03:47 10/10/2016
Chùa Cầu, còn gọi là Lai Viễn Kiều, là một di tích kiến trúc nghệ thuật độc đáo ở Hội An. Tương truyền cầu do người Nhật Bản xây dựng vào khoảng đầu thế kỷ thứ 17, được các thế hệ cư dân Hội An gìn giữ bảo tồn đến ngày nay với những giá trị tiêu biểu về lịch sử văn hóa, kiến trúc mỹ thuật, chùa Cầu đã được cấp bằng xếp hạng di tích cấp quốc gia năm 1990.
22:14 05/09/2016
Với mục đích nâng cao sức hấp dẫn của bảo tàng nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu về lịch sử văn hóa Hội An của du khách cũng như tăng cường điều kiện bảo quản, phát huy giá trị của hiện vật khảo cổ, UBND thành phố Hội An đã thống nhất chủ trương “nâng cấp trưng bày, bảo quản và bổ sung hiện vật Bảo tàng văn hóa Sa Huỳnh Hội An”.