22:19 15/08/2021
Triển khai thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn trong năm 2021, hiện nay Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An đang tiến hành khảo sát, đo vẽ, số hóa kiến trúc của di tích hội quán Ngũ Bang (Hội quán Dương Thương) và một số công trình – di tích tiêu biểu có niên đại vào những năm 60, 70 của thế kỷ XX. Nội dung thực hiện gồm:
21:40 18/07/2021
Trên toàn địa bàn Thành phố Hội An hiện nay có 1438 di tích phân bố đều khắp các địa phương, trong đó tập trung nhiều nhất là trong Khu phố cổ với tổng số 1.154 di tích. Các di tích trong Khu phố cổ phân bố với mật độ dày đặc, chất liệu được làm chủ yếu từ vật liệu bằng gỗ và các chất hữu cơ dễ cháy.
20:11 01/11/2020
Đề tài “Nghiên cứu, biên soạn địa chí Hội An” do Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An làm cơ quan chủ trì, được UBND thành phố Hội An phê duyệt tại Quyết định số 600/QĐ-UBND ngày 3/5/2012. Hiện nay, Cơ quan chủ trì và Ban chủ nhiệm đề tài đang triển khai biên soạn nội dung các phần Sinh thái, Lịch sử, Văn hoá, Kinh tế - Xã hội, Chính trị nhằm chuẩn bị cho việc nghiệm thu các sản phẩm của đề tài vào cuối năm.
21:06 09/06/2020
Nhằm chuẩn bị cho công tác đầu tư tu bổ, tôn tạo di tích trên địa bàn thành phố theo quy định của Luật đầu tư công, giai đoạn trung hạn 2021-2025, hiện nay, Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An đang thực hiện công tác rà soát lập danh mục di tích xuống cấp nằm ngoài Khu phố cổ Hội An để có kế hoạch tham mưu đầu tư từ nguồn kinh phí nhà nước trong giai đoạn sắp đến. Đối tượng để đưa vào danh mục này là các di tích thuộc sở hữu nhà nước và sở hữu tập thể cộng đồng ở các địa phương nằm ngoài Khu phố cổ.
20:43 21/04/2020
Nhằm tôn vinh những người có công trong việc gìn giữ những kiến thức, kỹ năng, bí quyết cho việc thực hành, trực tiếp tham gia sáng tạo, lưu giữ, truyền dạy giá trị di sản văn hóa phi vật thể ở Hội An, hiện nay Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hoá Hội An đang triển khai lập hồ sơ để đề nghị xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân ưu tú” cho đối tượng có đủ các tiêu chuẩn để xét tặng trên địa bàn Thành phố.
21:58 08/03/2020
Thực hiện chức năng tham mưu UBND thành phố quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa thế giới Khu phố cổ Hội An, hiện nay, Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An đang tiến hành khảo sát nhà số 07 đường Nguyễn Thị Minh Khai và nhà số 120 đường Trần Phú nhằm nắm bắt hiện trạng về kiến trúc, quản lý, sở hữu sử dụng của 2 di tích này. Đây là hai công trình có giá trị cao về mặt kiến trúc nghệ thuật, trong đó nhà số 07 đường Nguyễn Thị Minh Khai được phân loại giá trị bảo tồn kiến trúc loại đặc biệt, nhà số 120 đường Trần Phú được phân loại giá trị bảo tồn kiến trúc loại II.
20:37 15/12/2019
Miếu Giáp Đông được xây dựng để thờ các bậc tiền hiền của Giáp Đông làng Thanh Hà, hiện chưa tìm thấy tư liệu xác định niên đại khởi dựng ngôi miếu. Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, ngôi miếu bị phá hủy hoàn toàn, được cư dân địa phương tái thiết vào khoảng năm 1962 với kiểu thức và quy mô kiến trúc như hiện nay. Trải qua quá trình sử dụng và bị tác động của môi trường tự nhiên, di tích đã xuống cấp ở nhiều hạng mục.
21:29 27/10/2019
Nằm trong kế hoạch “Sưu tầm, nhận diện bước đầu tri thức dân gian về biển ở Hội An”, vào ngày 23/10/2019, tại Khu thiết chế văn hóa thôn Trung Hà, xã Cẩm Kim, Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An đã tổ chức tham vấn cộng đồng tri thức dân gian về xảm, trám trét trong đóng, sửa ghe thuyền truyền thống của cư dân Kim Bồng - Cẩm Kim. Tham dự buổi tham vấn gồm những nghệ nhân đóng ghe thuyền và nhiều thợ chuyên xảm ghe. Buổi tham vấn diễn ra trong không khí sôi nổi, cởi mở, nhiều thông tin có giá trị về xảm, trám trét ghe thuyền được những người thợ lâu năm cung cấp như nguyên vật liệu được sử dụng trước đây và hiện nay; dụng cụ dùng để xảm, trám trét ghe thuyền và đặc biệt là cách thức, phương pháp thực hiện.
03:22 07/10/2019
Đình làng Thanh Đông trước đây từng là thiết chế tín ngưỡng quan trọng của người dân làng Thanh Đông, tổng Thanh Châu, phủ Điện Bàn, nay thuộc địa phận thôn Thanh Đông, xã Cẩm Thanh, thành phố Hội An. Theo tư liệu Quảng Nam xã chí của Viện Viễn Đông Bác Cổ điều tra vào những năm 1941-1943 cho biết: “Đình này làm đã quá lâu, năm trùng tu là 20 tháng 8 Bảo Đại 6. Đình lợp ngói xông gạch, gỗ lim, những cột này tròn cao 13m mộc, kèo trính tuy trơn nhưng thật là xưa, trông khéo lắm. Trước là tiền đường, sau là hậu tẩm. Hậu tẩm là một ngọn lầu cao độ 11 thước Tây có cổ lầu, trên đắp lưỡng long…”. Vì nhiều lý do, đình bị hư hỏng trong chiến tranh, hiện nay chỉ còn một phần nền móng.
21:54 15/09/2019
Nghề gốm Thanh Hà là một trong những nghề thủ công truyền thống nổi tiếng ở Hội An, được hình thành và phát triển liên tục từ khoảng thế kỷ XVII đến nay. Hiện nay, nghề gốm đang được bảo tồn và phát huy hiệu quả, là một trong những điểm tham quan hấp dẫn của Khu phố cổ Hội An.
23:01 24/06/2019
Hiện nay trên địa bàn thành phố Hội An có 5 bảo tàng chuyên đề trực thuộc Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An gồm: Bảo tàng Lịch sử - văn hóa, Bảo tàng Văn hóa Sa Huỳnh, Bảo tàng Gốm sứ Mậu dịch, Bảo tàng Văn hóa Dân gian, Bảo tàng Nghề y truyền thống. Với nhận thức về bảo quản hiện vật là khâu nghiệp vụ quan trọng trong công tác bảo tàng, nên trong thời gian qua, ngoài việc chú trọng nâng cấp hệ thống trưng bày để tăng sức hấp dẫn của bảo tàng với công chúng, Trung tâm cũng đặc biệt chú trọng đến công tác bảo quản hiện vật nhằm bảo tồn hiện vật được lâu dài.
03:59 02/05/2019
Đình làng Thanh Tây là một trong những thiết chế tín ngưỡng, văn hóa quan trọng của cộng đồng cư dân làng Thanh Tây xưa. Hiện nay, đình làng Thanh Tây thuộc địa phận khối Thanh Tây, phường Cẩm Châu, thành phố Hội An.
02:54 21/12/2018
Ẩm thực ở Hội An rất phong phú, đa dạng, là một bộ phận góp phần tạo nên giá trị nổi bật của di sản văn hóa phi vật thể ở Hội An. Trong đó, món Xí mà là một trong những món ăn truyền thống rất độc đáo và đặc trưng ở Hội An. Hiện nay, ở Hội An có một số gánh xí mà được bán trên các tuyến đường trong và ngoài khu phố cổ. Tuy nhiên, gánh xí mà của gia đìnhông Ngô Thiểu đã trở thành một thương hiệu ẩm thực gắn liền với đời sống các thế hệ của người dân phố Hội và được đông đảo du khách ưa chuộng, bởi lẽ đây là gánh xí mà của người đã trên 70 năm gắn bó với nghề.
02:50 21/12/2018
Làng Thanh Tây là một trong những làng được hình thành sớm ở Hội An. Vào đầu triều Nguyễn, Thanh Tây là một giáp của xã Thanh Châu, tổng Thanh Châu, huyện Hòa Vang. Tuy nhiên những thông tin, tư liệu về làng Thanh Tây hiện nay còn lại rất ít. Vì vậy những tư liệu kí ức của các bậc cao niên, những người đã định cư và sing sống tại làng là rất quan trọng để nghiên cứu về ngôi làng này.
21:26 12/08/2018
Hiện nay trên toàn thành phố Hội An có 46 cây cổ thụ các loại được đưa vào danh mục bảo vệ tại Quyết định số 2627/QĐ-UBND ngày 14/11/2014 của UBND thành phố Hội An.
04:00 18/06/2018
Căn cứ Nghị định 109/2017/NĐ-CP của Chính phủ quy định về bảo vệ và quản lý Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới ở Việt Nam cũng như yêu cầu của UNESCO về thành phần bộ hồ sơ Di sản Văn hóa thế giới Đô thị cổ Hội An, theo sự phân công của UBND Thành phố, hiện nay Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An đang triển khai công tác khảo sát, chuẩn bị biên soạn điều chỉnh Quy chế bảo vệ di sản văn hóa thế giới khu phố cổ Hội An trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định.
02:52 30/12/2017
Theo thống kê, hiện nay trên địa bàn xã Cẩm Kim có 29 di tích nằm trong danh mục bảo vệ của thành phố, trong đó có 02 di tích đã được xếp hạng cấp tỉnh, 01 di tích xếp hạng cấp quốc gia.
23:10 07/08/2017
Hiện nay trên địa bàn thành phố Hội An có tổng cộng 1432 di tích. Trong đó, quần thể di tích Khu phố cổ Hội An có 1171 di tích, ngoài Khu phố cổ có 261 di tích. Trong 6 tháng đầu năm 2017, được sự quan tâm của các cấp, các ngành và các cơ quan chuyên môn từ thành phố đến các xã/phường, công tác quản lý, bảo tồn, phát huy các di tích trên địa bàn thành phố đạt được nhiều kết quả tốt, góp phần bảo tồn lâu dài những giá trị văn hóa truyền thống của từng địa phương nói riêng, thành phố Hội An nói chung.
03:47 10/10/2016
Chùa Cầu, còn gọi là Lai Viễn Kiều, là một di tích kiến trúc nghệ thuật độc đáo ở Hội An. Tương truyền cầu do người Nhật Bản xây dựng vào khoảng đầu thế kỷ thứ 17, được các thế hệ cư dân Hội An gìn giữ bảo tồn đến ngày nay với những giá trị tiêu biểu về lịch sử văn hóa, kiến trúc mỹ thuật, chùa Cầu đã được cấp bằng xếp hạng di tích cấp quốc gia năm 1990.
04:26 15/07/2016
Sáng ngày 13 tháng 7 vừa qua, Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An đã tổ chức buổi gặp mặt các cộng tác viên Bảo tồn Di sản 6 tháng đầu năm 2016 nhằm trao đổi những vấn đề liên quan đến công tác quản lý, bảo tồn và phát huy di sản văn hóa Hội An nói chung, khu phố cổ Hội An nói riêng.