Qua thực trạng về việc buôn bán hàng rong, vỉa hè trong khu phố cổ Hội An ngày càng gia tăng, mất trật tự làm ảnh hưởng đến mỹ quan phố cổ cũng như công tác bảo tồn, phát huy di sản văn hóa, phát triển du lịch bền vững của Hội An, vừa qua, UBND thành phố Hội An ban hành quyết định thành lập tổ công tác lập “Đề án nghiên cứu, đề xuất, bố trí buôn bán hàng rong, vỉa hè trong khu phố cổ”. Tổ công tác chia làm 3 nhóm, trong đó, nhóm 1 có nhiệm vụ nghiên cứu nội dung kinh doanh hàng rong, vỉa hè, nhóm 2 thực hiện khảo sát, đề xuất bố trí buôn bán hàng rong, vỉa hè và nhóm 3 tổng hợp thực trạng về buôn bán hàng rong, vỉa hè và tổ chức triển khai thực hiện.
Di tích nhà số 26 Bạch Đằng thuộc di tích loại 3 theo phân loại giá trị bảo tồn kiến trúc trong khu phố cổ. Trải qua thời gian, di tích đã bị xuống cấp nghiêm trọng, cần tu bổ khẩn cấp.
Trong 6 tháng đầu năm 2016, Văn phòng dự án công bố, phổ biến tài sản văn hóa văn nghệ dân gian Việt Nam thuộc Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam đã gửi tặng cho Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An 47 đầu sách gồm nhiều thể loại như: Ca dao, dân ca, tục ngữ ca ngợi tình yêu lứa đôi, các nghi lễ phong tục tập quán, truyện cổ, truyện thơ, truyện kể dân gian, nghề và làng nghề truyền thống, vè, văn hóa ẩm thực, văn hóa dân gian, văn học dân gian… trên khắp mọi miền đất nước.
Vào ngày 15/7/2016, tại thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi, Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Ngãi đã tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề “Văn hóa dân gian với vấn đề biển đảo”. Chủ trì hội thảo gồm GS.TSKH Tô Ngọc Thanh - Chủ tịch Hội Văn nghệ Dân gian Việt Nam, TS. Trần Hữu Sơn - Phó Chủ tịch Hội Văn nghệ Dân gian Việt Nam, TS. Nguyễn Đăng Vũ - Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Di lich tỉnh Quảng Ngãi. Tham dự hội thảo có các đại biểu lãnh đạo một số sở, ban ngành, địa phương, các cơ quan chuyên môn của tỉnh, các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu ở Việt Nam.
Trong 6 tháng đầu năm 2016, lượng khách đến tham quan Khu phố cổ Hội An nói chung, các điểm bảo tàng, di tích thuộc Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An quản lý nói riêng tăng lên đáng kể.
Sáng ngày 13 tháng 7 vừa qua, Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An đã tổ chức buổi gặp mặt các cộng tác viên Bảo tồn Di sản 6 tháng đầu năm 2016 nhằm trao đổi những vấn đề liên quan đến công tác quản lý, bảo tồn và phát huy di sản văn hóa Hội An nói chung, khu phố cổ Hội An nói riêng.
Di tích Chùa Cầu được cấp bằng xếp hạng di tích lịch sử văn hóa quốc gia vào năm 1990, là biểu tượng của Di sản Văn hóa thế giới Hội An. Đây là cầu cổ duy nhất ở Hội An với tên gọi đã đi vào ca dao, dân ca Hội An - xứ Quảng.
Khóa tập huấn “Đào tạo giảng viên bảo tồn di sản” do Đại sứ quán Cộng hòa Pháp tại Việt Nam tổ chức diễn ra từ ngày 04/12/2014 đến ngày 24/3/2016 chia làm 5 đợt tại 3 nước Campuchia, Lào và Việt Nam
Năm 2016 là năm đánh dấu 20 năm ngày thiết lập mối quan hệ ngoại giao giữa Ai-len và Việt Nam. Nằm trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm sự kiện quan trọng này, triển lãm sưu tập ảnh “ Việt Nam 40 năm” gồm 12 bức ảnh của nhiếp ảnh gia Ian Thuiller đến từ đất nước Ai-len tươi đẹp, giàu truyền thống văn hóa là một trong những hoạt động đầy ý nghĩa tại Việt Nam được tổ chức trong không gian Khu phố cổ - Hội An Di sản Văn hóa Thế giới.
Kỷ niệm 500 năm giao thương Việt Nam - Bồ Đồ Nha (1516-2016), sáng nay, ngày 1/7/2016, tại Quảng trường Sông Hoài - thành phố Hội An, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Ngoại giao, Tổng công ty Bưu điện Việt Nam đã phối hợp với UBND tỉnh Quảng Nam tổ chức Lễ phát hành đặc biệt bộ tem bưu chính “Tem phát hành chung Việt Nam - Bồ Đào Nha”.
TĐO - Chuyên trang du lịch của Tạp chí Condé Nast Traveler vừa đưa ra danh sách 50 điểm đến đẹp nhất châu Á. Trong đó Việt Nam góp mặt với 3 địa danh nổi tiếng là Sa Pa, Hội An và vịnh Hạ Long.