Thành phố Hội An của Việt Nam lọt vào top thành phố tốt nhất thế giới
TripAdvisor, trang web về du lịch hàng đầu thế giới vừa bình chọn 10 điểm đến tại Việt Nam thu hút đông đảo du khách quốc tế, trong đó, đứng đầu danh sách là Hội An - Quảng Nam. Danh sách 10 điểm đến được yêu thích nhất tiếp sau là thủ đô Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, Quảng Bình, Huế, Đà Nẵng, Vịnh Hạ Long - Quảng Ninh, Nha Trang - Khánh Hòa, Đà Lạt - Lâm Đồng và Sa Pa - Lào Cai.
Ngày 11/7/2017, Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An đã có buổi tiếp và làm việc với đại diện của tổ chức JICA là ông Ohi Toshiaki - cố vấn cao cấp chương trình Tình nguyện viên Hợp tác Hải ngoại Nhật Bản (JOCV) để tiếp nhận tình nguyện viên JICA - bà Hattori Sumika đến làm việc tại Trung tâm, kế nhiệm tình nguyện viên Kamogawa Yasushi vừa kết thúc thời gian công tác tại Trung tâm.
Trong quý II năm 2017, các điểm bảo tàng, di tích do Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An quản lý đã đón 495,541 lượt khách tham quan.
Vào ngày 16/6/2017, tại nhà ông Đinh Quang Minh, số 79 Trần Phú – Hội An, Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An đã tiếp nhận một hiện vật văn hóa dân gian do gia đình ông Đinh Quang Minh trao tặng.
Ngày 21/6/2017, Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An tiếp nhận từ Hội tù yêu nước thành phố một số hiện vật liên quan đến di tích nhà lao Hội An.
Di tích Khổng Tử miếu ở khối Tu Lễ, phường Cẩm Phô là công trình văn hóa - tín ngưỡng có quy mô lớn ở Hội An.
Những năm qua, trong khuôn khổ chương trình Hợp tác Phát triển giữa 2 nước Việt Nam - Nhật Bản, cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) đã cử nhiều Tình nguyện viên hợp tác hải ngoại Nhật Bản (JOCV) đến Hội An để hỗ trợ giúp đỡ trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt về giáo dục, văn hóa và môi trường.
Trong 2 ngày 14 và 15/6 vừa qua, tại Siem Reap - Campuchia đã diễn ra hội nghị quốc tế về các thành phố Di sản và Du lịch bền vững.
Di tích nhà số 79 Trần Phú thuộc di tích loại II theo phân loại giá trị bảo tồn kiến trúc trong khu phố cổ Hội An.
Hội thảo khoa học với chủ đề “Hệ thống thương cảng miền Trung với con đường tơ lụa trên biển – Vai trò và các mối liên hệ” nằm trong chuỗi hoạt động của Festival di sản Quảng Nam lần thứ VI diễn ra tại thành phố Hội An.
Căn cứ nhiệm vụ của bảo tàng theo quy định của Luật Di sản Văn hóa năm 2001 và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của luật di sản văn hóa năm 2009, Chỉ thị số 40/2008/CT-BGDĐT ngày 22 tháng 7 năm 2008 về việc phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao, Trung tâm Quản lý Bảo tồn Văn hóa Hội An đã phối hợp với Phòng Giáo dục Đào tạo Hội An tổ chức hoạt động “Chúng em cùng nhau khám phá bảo tàng”.
Rừng dừa Bảy Mẫu là di tích lịch sử gắn với quá trình đấu tranh yêu nước cách mạng của quân và dân Cẩm Thanh, Hội An nói riêng, của tỉnh Quảng Nam nói chung, đã được xếp hạng di tích cấp tỉnh vào năm 2007
Châu bản và Mộc bản triều Nguyễn là nguồn sử liệu đặc biệt quan trọng trong nghiên cứu lịch sử, văn hóa Việt Nam thời kỳ cận đại. Do hội tụ đầy đủ các tiêu chí như: giá trị về mặt nội dung, tính độc đáo về hình thức, tính xác thực, duy nhất, tầm ảnh hưởng đến khu vực và quốc tế, nên Châu bản, Mộc bản triều Nguyễn đã được UNESCO lần lượt vinh danh là Di sản Tư liệu thế giới vào tháng 7/2009 đối với tư liệu Mộc bản và Di sản Tư liệu thế giới thuộc Khu vực Châu Á Thái Bình Dương đối với tư liệu Châu bản vào tháng 5/2014.
Phát huy kết quả đạt được trong những năm qua, trong năm 2017, Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An tiếp tục triển khai công tác dựng bia cắm mốc bảo vệ di tích trên địa bàn thành phố nhằm giảm thiểu các nguy cơ xâm hại, tạo điều kiện thuận lợi hơn để quản lý, bảo vệ di tích lâu dài.
Châu Ấn thuyền (thuyền Châu Ấn), là loại thuyền buôn được chính quyền Nhật Bản vào Thế kỷ 17 – 18 cho phép để các thương nhân Nhật Bản giao thương buôn bán với bên ngoài, trong đó có Việt Nam. Trong lịch sử, loại thuyền buôn này đã nhiều lần đến buôn bán tại cảng thị Hội An.
Thực hiện chỉ đạo của UBND Thành phố Hội An về việc triển khai đề án “Giáo dục di sản trong học đường”, nhóm xây dựng nội dung bao gồm chuyên viên Phòng Giáo dục và Đào tạo, giáo viên của trường Trung học cơ sở Nguyễn Duy Hiệu và trường Tiểu học Phù Đổng cùng với một số cán bộ Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An đã xây dựng bộ tài liệu dạy học gồm 2 chủ đề dành cho học sinh khối lớp 1 và ba chủ đề dành cho học sinh khối lớp 6.
Việt Nam có Hội An góp mặt trong danh sách địa điểm du lịch chi phí vừa phải do những du khách quốc tế bình chọn trên Travel & Leisure.
Tờ BI (Tờ báo điện tử danh tiếng của Mỹ Business Insider) vừa bầu chọn ra top 10 thành phố nhỏ đáng thăm nhất thế giới. Sidi Bou Said (Tunisia), Alberobello (Italia), Annecy (Pháp), Sedona (Mỹ), Hội An (Việt Nam)… đều có tên trong danh sách này.
Để có một biểu trưng đầy đủ ý nghĩa thể hiện rõ nét nhất những đặc trưng văn hóa – thiên nhiên, sức hấp dẫn của Khu dự trữ sinh quyển Cù Lao Chàm – Hội An sử dụng chính thức trong các hoạt động giới thiệu, tuyên truyền và quảng bá cho mục tiêu bảo tồn, khai thác, phát triển Kinh tế, Văn hóa – Xã hội của Khu dự trữ sinh quyển Cù Lao Chàm – Hội An, tháng 5/2016 thành phố Hội An phát động cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) Khu dự trữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm – Hội An đồng thời giao Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An chủ trì thực hiện công việc này.