Châu bản và Mộc bản triều Nguyễn là nguồn sử liệu đặc biệt quan trọng trong nghiên cứu lịch sử, văn hóa Việt Nam thời kỳ cận đại. Do hội tụ đầy đủ các tiêu chí như: giá trị về mặt nội dung, tính độc đáo về hình thức, tính xác thực, duy nhất, tầm ảnh hưởng đến khu vực và quốc tế, nên Châu bản, Mộc bản triều Nguyễn đã được UNESCO lần lượt vinh danh là Di sản Tư liệu thế giới vào tháng 7/2009 đối với tư liệu Mộc bản và Di sản Tư liệu thế giới thuộc Khu vực Châu Á Thái Bình Dương đối với tư liệu Châu bản vào tháng 5/2014.
Phát huy kết quả đạt được trong những năm qua, trong năm 2017, Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An tiếp tục triển khai công tác dựng bia cắm mốc bảo vệ di tích trên địa bàn thành phố nhằm giảm thiểu các nguy cơ xâm hại, tạo điều kiện thuận lợi hơn để quản lý, bảo vệ di tích lâu dài.
Châu Ấn thuyền (thuyền Châu Ấn), là loại thuyền buôn được chính quyền Nhật Bản vào Thế kỷ 17 – 18 cho phép để các thương nhân Nhật Bản giao thương buôn bán với bên ngoài, trong đó có Việt Nam. Trong lịch sử, loại thuyền buôn này đã nhiều lần đến buôn bán tại cảng thị Hội An.
Thực hiện chỉ đạo của UBND Thành phố Hội An về việc triển khai đề án “Giáo dục di sản trong học đường”, nhóm xây dựng nội dung bao gồm chuyên viên Phòng Giáo dục và Đào tạo, giáo viên của trường Trung học cơ sở Nguyễn Duy Hiệu và trường Tiểu học Phù Đổng cùng với một số cán bộ Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An đã xây dựng bộ tài liệu dạy học gồm 2 chủ đề dành cho học sinh khối lớp 1 và ba chủ đề dành cho học sinh khối lớp 6.
Việt Nam có Hội An góp mặt trong danh sách địa điểm du lịch chi phí vừa phải do những du khách quốc tế bình chọn trên Travel & Leisure.
Tờ BI (Tờ báo điện tử danh tiếng của Mỹ Business Insider) vừa bầu chọn ra top 10 thành phố nhỏ đáng thăm nhất thế giới. Sidi Bou Said (Tunisia), Alberobello (Italia), Annecy (Pháp), Sedona (Mỹ), Hội An (Việt Nam)… đều có tên trong danh sách này.
Để có một biểu trưng đầy đủ ý nghĩa thể hiện rõ nét nhất những đặc trưng văn hóa – thiên nhiên, sức hấp dẫn của Khu dự trữ sinh quyển Cù Lao Chàm – Hội An sử dụng chính thức trong các hoạt động giới thiệu, tuyên truyền và quảng bá cho mục tiêu bảo tồn, khai thác, phát triển Kinh tế, Văn hóa – Xã hội của Khu dự trữ sinh quyển Cù Lao Chàm – Hội An, tháng 5/2016 thành phố Hội An phát động cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) Khu dự trữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm – Hội An đồng thời giao Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An chủ trì thực hiện công việc này.
Vào chiều ngày 12/5/2017, Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An đã phối hợp với một số ban ngành của Thành phố tiến hành bàn giao mặt bằng thực hiện dự án chống mối các di tích vùng ven (giai đoạn 2) năm 2017.
Hưởng ứng ngày quốc tế bảo tàng - 18/5, Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản văn hóa Hội An đẩy mạnh công tác giáo dục di sản trong học đường với hoạt động “Chúng em cùng nhau khám phá bảo tàng”.
Thực hiện kế hoạch số 23-KH/ĐTN, ngày 23/9/2016 của BCH Đoàn thành phố Hội An về tổ chức Đại hội Đoàn các cấp tiến tới Đại hội đại biểu Đoàn TNCS Hồ Chí Minh thành phố Hội An lần thứ XIII, nhiệm kỳ 2017-2022, được sự thống nhất của BTV Thành đoàn, Đảng ủy Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa về việc tổ chức Đại hội chi đoàn hết nhiệm kỳ, vào ngày 16/5/2017, Chi đoàn Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An tổ chức Đại hội lần thứ IX, nhiệm kỳ 2017 - 2019.
Thanh Minh từ của làng Minh Hương tọa lạc ở khối An Phong, phường Tân An, là công trình kiến trúc tín ngưỡng quy mô và có ý nghĩa quan trọng trong đời sống văn hóa tín ngưỡng của cộng đồng cư dân làng Minh Hương sinh sống tại khu vực này trước đây.
Di tích chùa Ông (Quan Công miếu) là một trong những di tích kiến trúc nghệ thuật tiêu biểu của khu phố cổ Hội An, đã được Bộ Văn hóa (nay là Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch) cấp bằng xếp hạng di tích cấp quốc gia vào ngày 29/11/1991.
Bên cạnh công tác quản lý, tu bổ di tích và tuyên truyền phát huy giá trị di sản văn hóa, công tác đối ngoại cũng được Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An đặc biệt quan tâm.
Vào ngày mồng 03 - 04/4 âm lịch hằng năm, ngư dân xã đảo Tân Hiệp (Cù Lao Chàm) long trọng tổ chức lễ hội Cầu Ngư nhằm tạ ơn và cầu mong thần Nam Hải phù hộ, độ trì cho ngư dân trên đảo được bình an đánh bắt thủy hải sản đạt kết quả cao trong mỗi chuyến ra khơi.
Nằm trong “Dự án đa dạng hóa sinh kế thông qua du lịch Di sản tại các làng nông ngư nghiệp vùng sâu vùng xa” thuộc khuôn khổ Chương trình Đối tác Phát triển của JICA tại Việt Nam, trong đó có chương trình phát triển sản phẩm lá Lao (hay còn gọi là Trà lá rừng) Cù Lao Chàm, ngày 20/4/2017, Trung tâm Quản lý bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An phối hợp với đại diện Dự án, phòng Kinh tế, Ban Quản lý Bảo tồn biển tổ chức buổi gặp mặt 36 hộ hiện đang khai thác, kinh doanh trà lá Lao tại Cù Lào Chàm - xã Tân Hiệp.
Nhằm gắn liền hoạt động giáo dục di sản với nhà trường, qua đó nâng cao nhận thức cho học sinh về giá trị của di sản văn hóa Hội An, phát triển tư duy sáng tạo và các kỹ năng cho học sinh các cấp, Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An phối hợp với Phòng Giáo dục - Đào tạo Hội An tiếp tục tổ chức hoạt động “Chúng em cùng nhau khám phá bảo tàng” năm 2017.
Nhằm chào mừng kỷ niệm 42 năm ngày giải phóng hoàn toàn miền nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2017), kỷ niệm 20 năm tái lập tỉnh Quảng Nam, Festival Di sản Quảng Nam lần thứ VI - 2017 và ngày sách Việt Nam (21/4), từ ngày 21 - 24/4/2017 Sở Thông tin - Truyền thông và UBND thành phố Hội An phối hợp tổ chức triển lãm bản đồ và trưng bày tư liệu với chủ đề “Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam - Những bằng chứng lịch sử và pháp lý” và triển lãm sách, xuất bản năm 2017 tại Thư viện Thanh Hóa - thành phố Hội An.
Trong những ngày từ 21 – 24/4/2017, thành phố Hội An và sở Thông tin – Truyền thông phối hợp tổ chức triển lãm bản đồ và trưng bày tư liệu với chủ đề: “Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam – Những bằng chứng lịch sử và pháp lý” và triển lãm sách xuất bản năm 2017 tại Thư viện Hội An – Thanh Hóa.
Sau hơn 6 tháng thi công tu bổ tôn tạo, vào chiều ngày 14/4, Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An đã phối hợp với các ban ngành của thành phố, UBND xã Cẩm Thanh và đơn vị thi công tổ chức bàn giao đưa vào sử dụng di tích đình Thanh Tam, thôn Thanh Tam Tây, xã Cẩm Thanh.
Di tích Yến Nghệ tổ miếu còn gọi là miếu ông Tiến ở thôn Thanh Đông, xã Cẩm Thanh là di tích lịch sử văn hóa, được cấp bằng xếp hạng cấp Tỉnh năm 2011.