Những năm qua, trong khuôn khổ chương trình Hợp tác Phát triển giữa 2 nước Việt Nam - Nhật Bản, cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) đã cử nhiều Tình nguyện viên hợp tác hải ngoại Nhật Bản (JOCV) đến Hội An để hỗ trợ giúp đỡ trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt về giáo dục, văn hóa và môi trường.
Trong 2 ngày 14 và 15/6 vừa qua, tại Siem Reap - Campuchia đã diễn ra hội nghị quốc tế về các thành phố Di sản và Du lịch bền vững.
Di tích nhà số 79 Trần Phú thuộc di tích loại II theo phân loại giá trị bảo tồn kiến trúc trong khu phố cổ Hội An.
Hội thảo khoa học với chủ đề “Hệ thống thương cảng miền Trung với con đường tơ lụa trên biển – Vai trò và các mối liên hệ” nằm trong chuỗi hoạt động của Festival di sản Quảng Nam lần thứ VI diễn ra tại thành phố Hội An.
Căn cứ nhiệm vụ của bảo tàng theo quy định của Luật Di sản Văn hóa năm 2001 và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của luật di sản văn hóa năm 2009, Chỉ thị số 40/2008/CT-BGDĐT ngày 22 tháng 7 năm 2008 về việc phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao, Trung tâm Quản lý Bảo tồn Văn hóa Hội An đã phối hợp với Phòng Giáo dục Đào tạo Hội An tổ chức hoạt động “Chúng em cùng nhau khám phá bảo tàng”.
Rừng dừa Bảy Mẫu là di tích lịch sử gắn với quá trình đấu tranh yêu nước cách mạng của quân và dân Cẩm Thanh, Hội An nói riêng, của tỉnh Quảng Nam nói chung, đã được xếp hạng di tích cấp tỉnh vào năm 2007
Châu bản và Mộc bản triều Nguyễn là nguồn sử liệu đặc biệt quan trọng trong nghiên cứu lịch sử, văn hóa Việt Nam thời kỳ cận đại. Do hội tụ đầy đủ các tiêu chí như: giá trị về mặt nội dung, tính độc đáo về hình thức, tính xác thực, duy nhất, tầm ảnh hưởng đến khu vực và quốc tế, nên Châu bản, Mộc bản triều Nguyễn đã được UNESCO lần lượt vinh danh là Di sản Tư liệu thế giới vào tháng 7/2009 đối với tư liệu Mộc bản và Di sản Tư liệu thế giới thuộc Khu vực Châu Á Thái Bình Dương đối với tư liệu Châu bản vào tháng 5/2014.
Phát huy kết quả đạt được trong những năm qua, trong năm 2017, Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An tiếp tục triển khai công tác dựng bia cắm mốc bảo vệ di tích trên địa bàn thành phố nhằm giảm thiểu các nguy cơ xâm hại, tạo điều kiện thuận lợi hơn để quản lý, bảo vệ di tích lâu dài.
Châu Ấn thuyền (thuyền Châu Ấn), là loại thuyền buôn được chính quyền Nhật Bản vào Thế kỷ 17 – 18 cho phép để các thương nhân Nhật Bản giao thương buôn bán với bên ngoài, trong đó có Việt Nam. Trong lịch sử, loại thuyền buôn này đã nhiều lần đến buôn bán tại cảng thị Hội An.
Thực hiện chỉ đạo của UBND Thành phố Hội An về việc triển khai đề án “Giáo dục di sản trong học đường”, nhóm xây dựng nội dung bao gồm chuyên viên Phòng Giáo dục và Đào tạo, giáo viên của trường Trung học cơ sở Nguyễn Duy Hiệu và trường Tiểu học Phù Đổng cùng với một số cán bộ Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An đã xây dựng bộ tài liệu dạy học gồm 2 chủ đề dành cho học sinh khối lớp 1 và ba chủ đề dành cho học sinh khối lớp 6.
Việt Nam có Hội An góp mặt trong danh sách địa điểm du lịch chi phí vừa phải do những du khách quốc tế bình chọn trên Travel & Leisure.
Tờ BI (Tờ báo điện tử danh tiếng của Mỹ Business Insider) vừa bầu chọn ra top 10 thành phố nhỏ đáng thăm nhất thế giới. Sidi Bou Said (Tunisia), Alberobello (Italia), Annecy (Pháp), Sedona (Mỹ), Hội An (Việt Nam)… đều có tên trong danh sách này.
Để có một biểu trưng đầy đủ ý nghĩa thể hiện rõ nét nhất những đặc trưng văn hóa – thiên nhiên, sức hấp dẫn của Khu dự trữ sinh quyển Cù Lao Chàm – Hội An sử dụng chính thức trong các hoạt động giới thiệu, tuyên truyền và quảng bá cho mục tiêu bảo tồn, khai thác, phát triển Kinh tế, Văn hóa – Xã hội của Khu dự trữ sinh quyển Cù Lao Chàm – Hội An, tháng 5/2016 thành phố Hội An phát động cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) Khu dự trữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm – Hội An đồng thời giao Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An chủ trì thực hiện công việc này.
Vào chiều ngày 12/5/2017, Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An đã phối hợp với một số ban ngành của Thành phố tiến hành bàn giao mặt bằng thực hiện dự án chống mối các di tích vùng ven (giai đoạn 2) năm 2017.
Hưởng ứng ngày quốc tế bảo tàng - 18/5, Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản văn hóa Hội An đẩy mạnh công tác giáo dục di sản trong học đường với hoạt động “Chúng em cùng nhau khám phá bảo tàng”.
Thực hiện kế hoạch số 23-KH/ĐTN, ngày 23/9/2016 của BCH Đoàn thành phố Hội An về tổ chức Đại hội Đoàn các cấp tiến tới Đại hội đại biểu Đoàn TNCS Hồ Chí Minh thành phố Hội An lần thứ XIII, nhiệm kỳ 2017-2022, được sự thống nhất của BTV Thành đoàn, Đảng ủy Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa về việc tổ chức Đại hội chi đoàn hết nhiệm kỳ, vào ngày 16/5/2017, Chi đoàn Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An tổ chức Đại hội lần thứ IX, nhiệm kỳ 2017 - 2019.
Thanh Minh từ của làng Minh Hương tọa lạc ở khối An Phong, phường Tân An, là công trình kiến trúc tín ngưỡng quy mô và có ý nghĩa quan trọng trong đời sống văn hóa tín ngưỡng của cộng đồng cư dân làng Minh Hương sinh sống tại khu vực này trước đây.
Di tích chùa Ông (Quan Công miếu) là một trong những di tích kiến trúc nghệ thuật tiêu biểu của khu phố cổ Hội An, đã được Bộ Văn hóa (nay là Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch) cấp bằng xếp hạng di tích cấp quốc gia vào ngày 29/11/1991.
Bên cạnh công tác quản lý, tu bổ di tích và tuyên truyền phát huy giá trị di sản văn hóa, công tác đối ngoại cũng được Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An đặc biệt quan tâm.
Vào ngày mồng 03 - 04/4 âm lịch hằng năm, ngư dân xã đảo Tân Hiệp (Cù Lao Chàm) long trọng tổ chức lễ hội Cầu Ngư nhằm tạ ơn và cầu mong thần Nam Hải phù hộ, độ trì cho ngư dân trên đảo được bình an đánh bắt thủy hải sản đạt kết quả cao trong mỗi chuyến ra khơi.