Chí sĩ Nguyễn Duy Hiệu sinh năm 1847, tại ấp Bến Trễ, làng Thanh Hà, tổng Phú Triêm hạ, huyện Diên Phước, phủ Điện Bàn, nay là thôn Bến Trễ, xã Cẩm Hà, thành phố Hội An. Cuộc đời và sự nghiệp của chí sĩ Nguyễn Duy Hiệu là một tấm gương sáng ngời về lòng yêu nước nồng nàn và khí tiết bất khuất sẵn sàng hy sinh vì nghĩa cả.
Để nâng cao nghiệp vụ tu bổ di tích cho các cán bộ hoạt động trong công tác quản lý, tu bổ di tích, được sự thống nhất của UBND Thành phố, vừa qua, Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An đã cử ông Trần Thanh Hoàng Phúc tham gia khóa tập huấn “Bảo quản và phục hồi các cấu kiện kiến trúc gỗ” tại Nhật Bản.
Từ ngày 21 đến ngày 23/9/2017 tại thành phố Huế, Cục Di sản Văn hóa thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Hội thảo - Tập huấn ngành Di sản văn hóa năm 2017 với sự tham gia của các chuyên gia trong và ngoài nước cùng hơn 300 đại biểu đến từ Ban quản lý các khu di sản thế giới, Ban quản lý các khu di tích, Phòng nghiệp vụ/Phòng quản lý di sản thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh, thành phố, các bảo tàng trong cả nước. Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An có 2 thành viên tham dự Hội thảo - Tập huấn này.
Thực hiện Kế hoạch phát triển du lịch xã Cẩm Thanh theo Quyết định số 709/QĐ-UBND ngày 24/4/2015 của UBND thành phố Hội An, vào ngày 21/9/2017, Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An phối hợp với các ban ngành của Thành phố tiến hành bàn giao mặt bằng thi công Công trình bảng chỉ đường, bảng thông tin các di tích tại xã Cẩm Thanh.
Tam Quan chùa Bà Mụ là di tích loại đặc biệt theo phân loại giá trị bảo tồn di tích kiến trúc ở Khu phố cổ Hội An.
Sáng ngày 13/9/2017, đoàn công tác Ban quản lý Khu lăng mộ Hoàng gia Joseon (Hàn Quốc) đã đến thăm Di sản thế giới Khu phố cổ Hội An.
Trong kế hoạch phát triển du lịch - dịch vụ làng An Mỹ, phường Cẩm Châu của UBND thành phố Hội An ban hành năm 2015, thành phố đã giao cho Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An tiến hành triển khai một số các hạng mục công trình để phục vụ cho công tác phát triển du lịch - dịch vụ tại làng An Mỹ trong đó có việc tôn tạo đình An Mỹ thành điểm dừng chân, đón tiếp, giới thiệu tổng quát với du khách về làng An Mỹ khi bắt đầu tiếp cận vào làng.
Từ cuối tháng 4/2017 đến nay, việc triển khai thực hiện hợp phần phát triển sản phẩm lá Lao (hay còn gọi là Trà lá rừng) trong khuôn khổ dự án “Đa dạng hóa sinh kế thông qua du lịch di sản tại các làng nông ngư nghiệp vùng sâu vùng xa”, Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An với vai trò là cơ quan điều phối dự án phía Hội An đã tổng hợp phiếu ý kiến phản hồi của du khách cũng như chính những hộ dân khai thác và kinh doanh sản phẩm trà lá Lao để từ đó có những cải thiện và định hướng tốt hơn cho sản phẩm trong thời gian đến.
Hưởng ứng các hoạt động ngày không túi ni lông (9/9), ngày không khói xe (22/9) và đặc biệt là các chủ trương lớn của thành phố Hội An nhằm góp phần xây dựng Hội An thành phố “sinh thái, văn hóa, du lịch”, vào sáng ngày 8/9, Ban thường vụ Hội liên hiệp phụ nữ thành phố Hội An tổ chức ngày hội “Phụ nữ tham gia giảm nhẹ rủi ro thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu” năm 2017. Tham dự khai mạc ngày hội có đại biểu lãnh đạo các cơ quan, ban ngành thành phố, UBND các xã phường và đại diện các công đoàn cơ quan, ban ngành thành phố, Hội liên hiệp phụ nữ các xã phường, cùng 200 cán bộ hội liên hiệp phụ nữ, các nữ công đoàn viên.
Đình làng Thanh Tây là một công trình văn hóa - tín ngưỡng quan trọng của cư dân làng Thanh Tây thuộc tổng Thanh Châu xưa, nay là khối Thanh Tây, phường Cẩm Châu.
Di tích lăng Ông Ngọc - Khối Ngọc Thành - Phường Cẩm Phô đã được ghi vào danh mục bảo vệ của thành phố năm 2000.
Di tích khảo cổ học Bãi Làng tại xã Tân Hiệp, thành phố Hội An được phát hiện và đào thám sát vào năm 1997 và năm 1998, khai quật năm 1999. Những hiện vật phát hiện tại di tích đã minh chứng đây là điểm dừng chân, trao đổi hàng hóa của các thương thuyền quốc tế thời kỳ Champa từ thế kỷ VIII-X. Với những giá trị tiêu biểu về lịch sử - văn hóa và khoa học, năm 2006, di tích khảo cổ học Bãi Làng được xếp hạng di tích cấp quốc gia.
Khu di tích Khổng Tử Miếu và Đài kỷ niệm Danh nhân chí sĩ Quảng Nam là công trình văn hóa - tín ngưỡng của tỉnh Quảng Nam được xây dựng vào năm 1961 nhằm tôn vinh sự học và giáo dục truyền thống hiếu học của địa phương.
Ngày 18/8/2017, đoàn Trường Đại học kỹ thuật Mara, Malaysia gồm 11 sinh học viên do giảng viên Esmawee bin Hj.Endut làm trưởng đoàn đã đến thăm và có buổi làm việc tại Trung tâm.
Nhằm nâng cao sự hiểu biết về lịch sử văn hóa Hội An đối với học sinh, nâng cao ý thức trách nhiệm của thế hệ trẻ đối với công tác bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa Hội An trong tương lai, đồng thời gắn kết nội dung giảng dạy tại nhà trường với bảo tàng, di tích, tạo cho các em chủ động tìm hiểu, yêu mến di sản.
Từ đầu năm đến nay, theo chức năng và nhiệm vụ được giao, Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An đã thực hiện tiếp nhận và tham mưu giải quyết 60 đơn thư và phiếu chuyển của Công dân và UBND thành phố Hội An, với nhiều nội dung:
Chào mừng kỷ niệm 44 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nhật Bản (1973-2017), sự kiện APEC 2017, trong khuôn khổ chương trình “Giao lưu văn hóa Hội An - Nhật Bản lần thứ XV, năm 2017”; được sự phân công của UBND thành phố, Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản văn hóa Hội An đã chủ trì tổ chức trưng bày ảnh giao lưu văn hóa Hội An - Nhật Bản 14 năm qua và các hoạt động hợp tác Hội An - Nhật Bản với chủ đề “14 năm giao lưu, hợp tác Hội An - Nhật Bản, một chặng đường” tại Vườn tượng An Hội, thành phố Hội An từ ngày 18 - 20/8.
Thực hiện Kế hoạch số 2826/KH-UBND ngày 04/08/2017 của UBND thành phố Hội An về phối hợp tổ chức sự kiện “Giao lưu văn hóa Hội An – Nhật Bản lần thứ XV, năm 2017”, Chi đoàn Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An đã chủ trì tổ chức một số “Trò chơi trẻ em Hội An - Nhật Bản” trong sự kiện này.
Ngày 9/8, Tỉnh đoàn Quảng Nam tổ chức Hội thi tin học khối cán bộ, công chức, viên chức trẻ tỉnh Quảng Nam lần thứ III năm 2017. Tham dự lễ khai mạc hội thi có đồng chí Nguyễn Xuân Đức - Phó Bí thư Tỉnh đoàn, đồng chí Phan Thị Á Kim - Phó Giám đốc Sở Khoa học công nghệ cùng với 72 thí sinh đến từ các huyện, thị, thành phố và Đoàn khối các cơ quan tỉnh. Hội thi năm nay được chia thành 04 bảng, gồm: Bảng A dành cho công chức khối xã, phường; Bảng B dành cho công chức khối huyện và Đoàn khối các cơ quan tỉnh; Bảng C dành cho viên chức; Bảng D thi tập thể. Bên cạnh đó, Ban Tổ chức còn chấm chọn các giải pháp hoặc ý tưởng phần mềm sáng tạo về ứng dụng Công nghệ thông tin nhằm phục vụ công tác chuyên môn hoặc cải cách hành chính.
Nhà lao Hội An là một trong những di tích lịch sử cách mạng quan trọng ở phường Sơn Phong, thành phố Hội An. Nơi đây là trung tâm cải huấn của chính quyền tỉnh Quảng Nam thuộc chế độ cũ, nơi giam cầm hàng ngàn cán bộ chiến sĩ cách mạng và là chứng tích về sự đàn áp, tra tấn của địch đối với các tù chính trị yêu nước.