Công tác sưu tầm, số hóa tư liệu địa bạ ở Hội An

Thứ tư - 23/09/2020 21:33
Địa bạ là loại sổ ghi chép, thống kê về ruộng đất của các làng, xã trên cơ sở sự đo đạc và xác nhận của chính quyền. Mục đích lập Địa bạ là để quản lý ruộng đất, thu tô thuế, vạch định ranh giới giữa các đơn vị hành chính và tránh sự tranh chấp ruộng đất.
Trang dau DB Thanh Chau

Một trang địa bộ Thanh Châu - Bản sao lưu tại Trung tâm QLBT DSVH Hội An

Dưới thời nhà Nguyễn, địa bạ được lập một cách có hệ thống và theo mẫu thống nhất trong phạm vi cả nước. Mỗi địa bạ thuộc một đơn vị hành chính độc lập, thường là xã hoặc thôn cũng có khi là ấp, giáp, phường hay trại… Triều đình cũng quy định rõ cách thức làm sổ và các yếu tố kê khai bắt buộc trong địa bạ như tên đơn vị hành chính; họ tên các chức dịch kê khai và lập địa bạ; vị trí địa lý; tổng diện tích các hạng công tư điền thổ của xã hoặc thôn; xác nhận và cam kết của các chức dịch lập địa bạ; ngày tháng năm lập và ngày tháng năm sao địa bạ…

Nhận thức được tầm quan trọng của nguồn tư liệu này đối với công tác nghiên cứu lịch sử - văn hoá Hội An, trong những năm qua, Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An đã tiến hành sưu tầm, sao chụp hơn 2.500 trang địa bạ liên quan đến các làng xã ở Hội An. Bản gốc các địa bạ này hiện đang được lưu trữ tại Trung tâm lưu trữ quốc gia I - Hà Nội, trong các gia đình, tộc họ… ở Hội An.

Hiện nay, Trung tâm đang triển khai phân loại, xử lý nội dung các địa bạ này nhằm phục vụ cho công tác nghiên cứu, quản lý và phát huy giá trị di sản văn hoá Hội An.

Tác giả: Phước Tịnh

Nguồn tin: Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

liên kết web
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây