22:56 23/10/2013
1. Vài nét về quá trình lập làng/xã với sự hình thành nghề/làng nghề truyền thống:
Trải bao thăng trầm, biến cố lịch sử để hình thành và phát triển, cộng đồng cư dân Hội An - xứ Quảng được xem là một trong những địa phương mẫu hình về hành xử trên từng bước đường hành tiến về phương Nam của dân tộc Việt. Điều đó được khẳng định trên nhiều mặt của cơ tầng - cấu trúc kinh tế - văn hóa - xã hội ở nơi đây và trước hết phải kể đến trong quá trình khai hoang lập làng gắn với quá trình hoạt động kinh tế để tồn sinh và phát triển. Có thể nói, các lớp dân cư Hội An đã rất năng động, sáng tạo, biết khai thác từng tấc đất phù sa, bãi cát đến trên/dưới của từng dòng sông - bờ biển - đảo khơi, cả về địa thế, thời cuộc lịch sử. Tất cả đã tạo nên một bức tranh hoạt động kinh tế, ngành nghề sản xuất ở Hội An vô cùng phong phú, đa dạng.
22:10 12/09/2013
Tại các di tích khảo cổ Bãi Ông, Hậu Xá II, An Bang, Thanh Chiếm các nhà khảo cổ đã phát hiện được hiện vật là công cụ sản xuất bằng sắt của cư dân Tiền Sa Huỳnh, cư dân thuộc nền văn hóa Sa Huỳnh, Champa [1:34]. Điều này cho biết sự sử dụng công cụ đồ sắt đã xuất hiện ở Hội An vào thời kỳ tiền, sơ sử.
04:03 12/09/2013
Trong cộng đồng dân cư làng - xã, thôn - xóm - ấp ở Hội An, tùy vào quy mô, điều kiện lịch sử hình thành, phát triển và nghề nghiệp của mỗi địa phương mà có những thiết chế văn hóa thờ cúng khác nhau, quy mô lớn nhỏ, ít nhiều khác nhau.
03:14 04/09/2013
Bên cạnh các di tích là công trình kiến trúc tín ngưỡng thuộc thiết chế văn hóa làng xã xưa, trên mảnh đất phường Cẩm Phô hiện nay còn hiện diện rất nhiều các di tích thuộc loại hình công trình kiến trúc tín ngưỡng thờ tộc họ. Có lẽ tiêu biểu hơn cả trong số các di tích thuộc loại hình này nằm ngoài không gian khu phố cổ là ngôi nhà thờ phái nhì tộc Trần Thanh.
21:52 03/09/2013
Cẩm Thanh là xã vùng ven nằm ở phía đông thành phố Hội An, là vùng đất có bề dày lịch sử, văn hóa và hiện nay trên mảnh đất này vẫn còn lưu giữ nhiều di tích, dấu tích có giá.
03:13 10/10/2012
Trà Quế là địa danh nổi tiếng về nghề trồng rau sống ở Hội An, nằm cách thành phố Hội An khoảng 2,5km về hướng Bắc, gồm 239 hộ dân cư, trong đó 229 hộ sống chủ yếu bằng nghề trồng rau. Đây là nghề tương đối vất vả, suốt ngày bà con phải bán mặt cho đất, bán lưng cho trời, nhưng ngược lại trời, đất không phụ công cần cù lao động của bà con, hàng ngày mỗi hộ thu nhập trên dưới một trăm nghìn đồng. Gắn liền với đời sống lao động, làng quê Trà Quế có nhiều hoạt động văn hoá văn nghệ dân gian và thể thao truyền thống mà tiêu biểu là lễ hội Cầu Bông.
22:20 10/07/2012
Di tích kiến trúc nghệ thuật ở Hội An là một bộ phận quan trọng cấu thành di sản văn hóa Hội An. Bộ phận di sản này được hình thành liên tục trong quá trình lịch sử và được các thế hệ cư dân Hội An gìn gữ, bảo tồn gần như nguyên vẹn cho đến ngày nay.