05:51 06/10/2017
Miếu ấp Cây Giá hạ tọa lạc ở tổ 4 – thôn Thanh Đông – xã Cẩm Thanh, đây là một trong những di tích, công trình tín ngưỡng được xây dựng từ lâu đời trên vùng đất này. Ấp Cây Giá hạ trước năm 1945 là một ấp thuộc làng Thanh Nam, tổng Thanh Châu.
06:11 19/09/2017
Nghề chế biến cao lầu, bao gồm chế biến sợi mì và món ăn cao lầu có mặt lâu đời ở Hội An. Đây là một món ăn, một nghề gắn với sự phát triển của phố thị, của thương cảng Hội An. Nếu mì Quảng và nghề chế biến mì Quảng gắn với vùng nông thôn, với các làng quê ở địa phương thì cao lầu là món ăn, là nghề chế biến món ăn gắn với phố thị.
05:02 19/09/2017
Cù Lao Chàm với vị thế là vùng đảo, cùng với nguồn tài nguyên rừng và biển phong phú nên từ thời Tiền Sơ sử đã có con người sinh sống. Tại đây, bên cạnh nông nghiệp, lâm nghiệp thì ngư nghiệp là sinh kế chính của người dân địa phương. Vì thế, đánh bắt thủy hải sản là nghề có truyền thống lâu đời, gắn liền với đời sống của cư dân xã đảo từ bao đời nay.
04:58 19/09/2017
Nghề đánh bắt thuỷ hải sản nói chung của Cù Lao Chàm - Tân Hiệp, trong mô tả của nhà sư Thích Đại Sán vào cuối thế kỷ XVII, Cù Lao Chàm còn có tên là Cú Lũ (theo cách phiên âm của Thích Đại Sán từ tiếng dân bản địa) đã là nơi cung cấp nguồn củi, nước dự trữ cho tàu thuyền qua lại trên vùng biển Đông và cũng là nơi tránh bão của các tàu thuyền lớn lưu hành trên biển Đông. Lúc bấy giờ, cư dân của Cù Lao Chàm có khoảng 300 tráng đinh, chưa kể người già và trẻ con, người dân sống chủ yếu bằng nghề đánh cá, lấy củi, trồng rau. Nhà ở là nhà tranh thấp, điều tra hồi cố nhân chứng thì nghề đánh bắt sông nước lâu đời (trước 1964) ở có khoảng gần 100 nóc nhà .
04:47 04/09/2013
Ở khu phố Hội An có hai dòng tộc Trương đều có quá trình hình thành lâu đời, có nhiều đóng góp quan trọng trong lịch sử phát triển thương cảng Hội An là tộc Trương (Đôn Hậu đường) và tộc Trương (Đôn Mục đường). Dưới đây là những thông tin về nhà thờ tộc Trương (Đôn mục đường).
03:31 10/10/2012
Tìm hiểu về nghề may ai cũng biết đây là nghề truyền thống có từ lâu đời của người Việt Nam và bắt nguồn từ khi con người biết trồng dâu nuôi tằm. Thế nhưng, để xác định được vị Tổ nghề thì rất khó. Riêng ở Hội An được các bậc cao niên truyền lại rằng: vị Tổ nghề may là Bà Nguyễn Thị Sen. Bà vốn là người ươm tơ dệt lụa đẹp nhất vùng. Bà đã chế biến ra sợi chỉ bằng lá dứa mà phụ nữ nông thôn thường dùng để may vá. Lá dứa đặt trên tấm ván, lấy chén cán mềm đến khi còn xơ đem phơi khô rồi xe lại thành sợi chỉ lượt. Tương truyền Bà sinh vào ngày 12 tháng chạp và mất vào ngày 12 tháng giêng.