Bất kỳ tác động, tổn thương nào đến đô thị cổ Hội An đều nhận được sự quan tâm rất lớn của nhiều chủ thể. Đó là lý do tỉnh Quảng Nam và TP.Hội An tổ chức hội thảo tham vấn ý kiến của các chuyên gia, nhà nghiên cứu trước khi phê duyệt quy hoạch đô thị này đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2050.
Ngày 10/12, tại TP.Hội An diễn ra hội thảo tham vấn quy hoạch chung TP.Hội An đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2050 theo định hướng xây dựng thành phố văn hóa - sinh thái - du lịch.
VHO- UBND TP Hội An vừa tổ chức tọa đàm “Trách nhiệm của các chủ thể trong công tác quản lý, bảo tồn Di sản văn hóa thế giới khu phố cổ Hội An” với sự tham gia, đóng góp ý kiến tâm huyết của các cơ quan, đơn vị liên quan trong công tác quản lý, bảo tồn Khu phố cổ.
Tại TP.Hội An, chương trình “Giáo dục di sản trong học đường” được triển khai tại các trường tiểu học từ năm học 2021 - 2022, giúp học sinh hiểu thêm về di sản cũng như bồi đắp tình yêu và ý thức bảo tồn di sản.
Từ ngày 24.11, du khách, người dân có thêm một điểm tham quan hấp dẫn khi đến phố cổ Hội An: Phòng trưng bày “Gốm Chu Đậu - cổ vật từ lòng biển Cù Lao Chàm” tại Bảo tàng Hội An.
Hội thảo khoa học quốc gia “Thương cảng Hội An và hệ thống thương cảng Nam Trung Bộ- Tiềm năng, vị thế và các mối giao lưu vùng, liên vùng” hướng đến những nhận thức mới, sâu sắc và toàn diện hơn về Hội An và các thương cảng vùng Nam Trung Bộ, hướng đến một cái nhìn ngày càng toàn diện hơn về vai trò, vị thế của hệ thống thương cảng miền Trung trong mối liên hệ vùng, liên vùng và liên Á.
Trung tâm Quản lý Bảo tồn di sản văn hóa Hội An (Trung tâm) vừa phối hợp với Trường Đại học KHXH&NV (Đại học Quốc gia Hà Nội) và Trường Đại học Văn hóa Hà Nội tổ chức Hội thảo “Thương cảng Hội An và hệ thống thương cảng Nam Trung Bộ - Tiềm năng, vị thế và các mối giao lưu vùng, liên vùng”.