Nghề lợp ngói âm dương

Thứ tư - 23/08/2017 06:24
Qua tham khảo tư liệu, phỏng vấn nhân chứng và đối chiếu với niên đại của các di tích ở Khu phố cổ Hội An thì chúng tôi bước đầu suy đoán rằng nghề lợp ngói âm dương ra đời muộn nhất là từ thế kỷ XVII tức là thời gian Hội An là thương cảng phồn thịnh, nhiều công trình xây dựng phục vụ hoạt động thương mại và là thời gian nghề gốm Thanh Hà đã được hình thành và phát triển.
- Về hoạt động của nghề này trong thế kỷ XX, các nghệ nhân cao tuổi của nghề này kể rằng: vùng Kim Bồng, Cẩm Châu, Cẩm Phô là nơi có nghề lợp ngói âm dương phát triển. Ở Cẩm Châu có nhiều thợ, trong đó những người có tay nghề cao, làm lâu năm là ông Thương, ông Nho, ông Ngọt...; Ở Cẩm Phô có ông Ba, ông Khách, ông Tuân...; Ở Thanh Hà có ông Sang, ông Lệ, ông Bàn...; ở Cẩm Nam có ông Đi,....; Ở Cẩm Kim có ông Nhâm, ông Chương vừa làm nghề đắp vẽ, vừa là thợ lợp ngói âm dương, ngoài ra còn có ông Ba, ông Công... là những thợ chuyên lợp ngói âm dương. Hiện nay thì lực lượng thợ lợp ngói âm dương tập trung nhiều ở phường Thanh Hà.

Xem tiếp 

Nguồn tin: Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An

Chú ý: Việc đăng lại bài viết trên ở website hoặc các phương tiện truyền thông khác mà không ghi rõ nguồn http://hoianheritage.net là vi phạm bản quyền

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
liên kết web
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây