22:23 01/08/2021
Nhà số 85 Nguyễn Thái Học là di tích được xếp loại giá trị bảo tồn loại 3 trong khu vực bảo vệ I của quần thể kiến trúc Khu phố cổ Hội An - Di sản Văn hóa thế giới được công nhận vào năm 1999. Vừa qua, trong quá trình thi công tu bổ di tích đã làm xuất lộ những văn bản Hán Nôm được viết trên bức tường phía tây thuộc khu vực nhà sau của di tích(cách nhà trước 4,5m).
21:17 18/04/2021
Nghề lợp ngói âm dương là nghề truyền thống có từ lâu đời ở Hội An, có đóng góp quan trọng vào quá trình xây dựng nhà truyền thống và sự nghiệp bảo tồn di tích kiến trúc ở Khu phố cổ Hội An nói riêng, di sản văn hoá Hội An nói chung.
21:14 13/08/2020
Chiều ngày 14/7/2020, Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An và Phòng Giáo dục – Đào tạo thành phố tổ chức hội nghị đánh giá rút kinh nghiệm sau quá trình dạy thử nghiệm Bộ tài liệu Giáo dục Di sản trong học đường khối Tiểu học. Tại hội nghị, có đồng chí Trần Văn An – Phó Giám đốc Trung tâm, đồng chí Nguyễn Văn Dương – Trưởng phòng Giáo dục – Đạo tạo thành phố cùng tập thể chuyên viên 02 đơn vị và 05 giáo viên trường Tiểu học Phù Đổng, nơi triển khai dạy thử nghiệm Bộ tài liệu.
21:03 31/05/2020
Sông Cổ Cò (Lộ Cảnh giang) nối liền Cửa Hàn - Đà Nẵng với Cửa Đại - Hội An, từng giữ vai trò quan trọng đối với quá trình hình thành và phát triển của đô thị thương cảng Hội An trong lịch sử. Dòng sông này đã được ghi chép, mô tả trong nhiều tư liệu lịch sử như địa bạ, bản đồ, du ký, biên khảo...
22:05 27/04/2020
Thơ ca hò vè về truyền thống yêu nước - cách mạng ở Hội An rất phong phú và đa dạng về nội dung và hình thức, phản ánh nhiều khía cạnh về tình yêu quê hương đất nước, khát vọng độc lập tự do, quá trình đấu tranh anh dũng, kiên cường, bất khuất… của quân và dân Hội An qua 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ.
20:37 15/12/2019
Miếu Giáp Đông được xây dựng để thờ các bậc tiền hiền của Giáp Đông làng Thanh Hà, hiện chưa tìm thấy tư liệu xác định niên đại khởi dựng ngôi miếu. Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, ngôi miếu bị phá hủy hoàn toàn, được cư dân địa phương tái thiết vào khoảng năm 1962 với kiểu thức và quy mô kiến trúc như hiện nay. Trải qua quá trình sử dụng và bị tác động của môi trường tự nhiên, di tích đã xuống cấp ở nhiều hạng mục.
03:21 07/10/2019
Tri thức dân gian có một vai trò rất quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển của xứ sở, con người Hội An, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác qua hình thức truyền miệng, thể hiện những hiểu biết, kinh nghiệm trong sinh hoạt và lao động sản xuất của các lớp cư dân trên các mặt đời sống văn hóa, kinh tế, xã hội. Tuy nhiên, số người nắm giữ tri thức dân gian ngày càng ít dần, tri thức dân gian về biển nói riêng và tri thức dân gian của cư dân Hội An nói chung đang đứng trước nguy cơ mai một do môi trường sống, môi trường lao động sản xuất thay đổi, điều kiện khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển...
05:24 10/07/2019
Thanh Châu là một trong những làng/xã được hình thành sớm ở Hội An. Trải qua quá trình lịch sử, làng/xã Thanh Châu được chia thành các làng/xã Thanh Đông, Thanh Tây, Thanh Nam, Thanh Nhứt, Thanh Nhì, Thanh Tam. Do chiến tranh tàn phá, hầu hết các công trình kiến trúc tín ngưỡng làng xã ở đây bị sụp đổ.
21:36 16/06/2019
Bà Farnaz Arefian, giảng viên Trường Đại học Newscatle - Úc, hiện đang thực hiện dự án nghiên cứu về “Mối quan hệ mật thiết giữa tái thiết, bảo tồn di sản và các quá trình phát triển đô thị sau hậu quả của thảm họa” đối với thành phố Tacloban, Philippine và Khu phố cổ Hội An, Việt Nam.
03:58 08/05/2019
Các thương cảng quốc tế ở Việt Nam nói riêng và Đông Nam Á nói chung từ xưa đã có các hoạt động tiếp xúc, giao thương nhộn nhịp giữa các cư dân trong và ngoài khu vực. Thực tế này đã tạo điều kiện cho quá trình giao lưu văn hóa diễn ra mạnh mẽ và tạo nên một bức tranh văn hóa vô cùng phong phú, đặc sắc cho khu vực này.
21:33 31/03/2019
Vào ngày 20/3/2019, tại Hội trường Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hoá Hội An, ông Võ Đăng Phong - Phó giám đốc Trung tâm đã có buổi làm việc với Tổ chức Songkhla Heritage Trust (Niềm tin Di sản Songkhla), một tổ chức xã hội dân sự có trụ sở tại thành phố Songkhla thuộc tỉnh Songkhla, miền Nam Thái Lan, được thành lập vào năm 2013. Tổ chức này hoạt động nhằm mục đích thúc đẩy công tác bảo tồn ở Songkhla, qua đó phát triển các chính sách để mang lại lợi ích cộng đồng và kinh tế địa phương. Songkhla là địa phương có nhiều điểm tương đồng với Hội An về quá trình hình thành và phát triển, diện tích, kiến trúc nhà cổ xưa… Mục đích chuyến công tác đến Hội An lần này của đoàn là tham quan và học tập mô hình quản lý, bảo tồn và phát triển du lịch tại Di sản văn hóa Thế giới Khu phố cổ Hội An, đặc biệt là các chính sách của thành phố Hội An đối với người dân sinh sống trong Khu phố cổ, cách thức mà chính quyền nhận được sự đồng thuận cao từ người dân trong việc bảo tồn Khu phố cổ, bảo vệ di sản của cha ông để lại.
21:33 07/10/2018
Khu miếu tổ nghề gốm Nam Diêu tại khối Nam Diêu, phường Thanh Hà là di tích có giá trị cao về mặt kiến trúc nghệ thuật, minh chứng cho quá trình hình thành và phát triển của nghề làm gốm tại địa phương.
22:24 12/08/2018
Lễ vía Quan Thánh đế quân diễn ra tại chùa Ông (Quan Công miếu) vào ngày 24/6 âl hằng năm là một trong những lễ lệ quan trọng được người dân Hội An duy trì thường xuyên trong những năm qua, nhằm tưởng niệm vị Quan Thánh Đế Quân, tương truyền trong dân gian là một vị tướng biểu hiện cho lòng trung - tín - tiết - nghĩa được nhân dân tôn kính từ bao đời nay. Đây là một lễ lệ cổ truyền thể hiện rõ quá trình giao lưu, tiếp xúc văn hóa đã từng diễn ra rất phong phú và đa dạng tại thương cảng Hội An.
02:14 18/01/2018
Tác giả, nhà nghiên cứu Nguyễn Bội Liên là một trong những người có nhiều cống hiến cho quá trình nghiên cứu lịch sử - văn hóa Hội An, Quảng Nam. Trong cuộc đời sáng tác, nghiên cứu của mình, ông đã để lại một di cảo đồ sộ trên các lĩnh vực khảo cứu, sáng tác, dịch thuật,... và hầu hết đều chưa được xuất bản thành sách.
21:53 23/07/2017
Lễ vía Quan Thánh đế quân diễn ra tại chùa Ông (Quan Công miếu) vào ngày 24/6 âl hằng năm là một trong những lễ lệ quan trọng được người dân Hội An duy trì thường xuyên từ mấy trăm năm nay. Đây là một lễ lệ cổ truyền thể hiện rõ quá trình tiếp xúc giao l¬ưu văn hóa đã từng diễn ra rất phong phú và đa dạng tại thương cảng Hội An.
05:09 12/06/2017
Rừng dừa Bảy Mẫu là di tích lịch sử gắn với quá trình đấu tranh yêu nước cách mạng của quân và dân Cẩm Thanh, Hội An nói riêng, của tỉnh Quảng Nam nói chung, đã được xếp hạng di tích cấp tỉnh vào năm 2007
03:33 20/03/2017
Trong quá trình thực hiện nghiên cứu tại Việt Nam dưới sự bảo trợ của Bảo tàng Nhân học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, đoàn cán bộ nghiên cứu trường Đại học Waseda và Đại học Kanazawa (Nhật Bản) gồm các giáo sư và nghiên cứu sinh cùng cán bộ Viện Khoa học Trái đất thuộc Học viện Sinica (Đài Loan) đã tập trung nghiên cứu về đồ trang sức bằng đá ngọc, các công xưởng chế tác đồ đá ngọc thời tiền sử ở Việt Nam và khảo sát nguồn nguyên liệu đá ngọc ở Việt Nam.