trao đổi chuyên ngành

Khảo sát, đo vẽ hiện trạng kiến trúc di tích Hội quán Ngũ Bang và một số công trình – di tích có niên đại vào những năm 60, 70 của thế kỷ XX ở Hội An

Khảo sát, đo vẽ hiện trạng kiến trúc di tích Hội quán Ngũ Bang và một số công trình – di tích có niên đại vào những năm 60, 70 của thế kỷ XX ở Hội An

 22:19 15/08/2021

Triển khai thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn trong năm 2021, hiện nay Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An đang tiến hành khảo sát, đo vẽ, số hóa kiến trúc của di tích hội quán Ngũ Bang (Hội quán Dương Thương) và một số công trình – di tích tiêu biểu có niên đại vào những năm 60, 70 của thế kỷ XX. Nội dung thực hiện gồm:

Mieu Giap Dong

Tu bổ di tích miếu Giáp Đông, phường Thanh Hà

 20:37 15/12/2019

Miếu Giáp Đông được xây dựng để thờ các bậc tiền hiền của Giáp Đông làng Thanh Hà, hiện chưa tìm thấy tư liệu xác định niên đại khởi dựng ngôi miếu. Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, ngôi miếu bị phá hủy hoàn toàn, được cư dân địa phương tái thiết vào khoảng năm 1962 với kiểu thức và quy mô kiến trúc như hiện nay. Trải qua quá trình sử dụng và bị tác động của môi trường tự nhiên, di tích đã xuống cấp ở nhiều hạng mục.

HINH KHAN HTHANH 1

Lễ khánh thành công trình tu bổ, tôn tạo di tích Tam quan chùa Bà Mụ

 03:08 05/12/2018

Đầu thế kỷ trước, di tích Cẩm Hà cung – Hải Bình cung đã được đánh giá một trong những công trình kiến trúc tiêu biểu, quan trọng của Hội An xưa do cộng đồng người Minh Hương tại Hội An xây dựng. Năm 1930, Viện Viễn Đông Bác cổ của Pháp đã đưa di tích Cẩm Hà cung – Hải Bình cung vào danh mục cổ tích liệt hạng, là công trình kiến trúc bậc nhất Quảng Nam cùng với hai di tích khác ở Hội An là Chùa Cầu và hội quán Triều Châu. Theo tư liệu (Hội An kim tích), Cẩm Hà cung được khởi dựng vào năm 1626 ở ranh giới địa phận xã Cẩm Phô và xã Thanh Hà. Tên gọi cung Cẩm Hà xuất phát từ cách gọi ghép của hai địa danh này. Sau đó, di tích được di dời về vị trí hiện tại, cho đến nay vẫn chưa xác định được niên đại di dời (có ý kiến cho rằng khoảng năm 1686 nhưng cho đến nay vẫn chưa đủ cơ sở kết luận). Người dân địa phương thường gọi di tích này là chùa Bà Mụ.

liên kết web
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây