22:23 01/08/2021
Nhà số 85 Nguyễn Thái Học là di tích được xếp loại giá trị bảo tồn loại 3 trong khu vực bảo vệ I của quần thể kiến trúc Khu phố cổ Hội An - Di sản Văn hóa thế giới được công nhận vào năm 1999. Vừa qua, trong quá trình thi công tu bổ di tích đã làm xuất lộ những văn bản Hán Nôm được viết trên bức tường phía tây thuộc khu vực nhà sau của di tích(cách nhà trước 4,5m).
23:38 25/07/2021
Đình Hội An (đình Ông Voi) ở phường Minh An là thiết chế văn hóa tín ngưỡng quan trọng của làng Hội An xưa. Di tích có giá trị tiêu biểu về lịch sử, văn hóa, đặc biệt là về nghệ thuật kiến trúc thể hiện qua bố cục mặt bằng, kết cấu kiến trúc, kỹ thuật xây dựng và kỹ năng chạm trổ gỗ đặc sắc, vừa mang tính truyền thống vừa thể hiện được sắc thái mới.
21:28 18/07/2021
Nhằm đáp ứng nhu cầu tu bổ, sửa chữa di tích nhà ở của người dân, góp phần bảo tồn các giá trị kiến trúc, cảnh quan trong Khu phố cổ, trong 6 tháng đầu năm 2021, Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An đã tiếp nhận 55 lượt hồ sơ xin phép sửa chữa, tu bổ di tích nhà ở của nhân dân trong Khu phố cổ, trong đó, Khu vực I có 16 hồ sơ, Khu vực IIA có 14 hồ sơ, Khu vực IIB có 25 hồ sơ.
23:37 27/06/2021
Hội An là vùng đất có bề dày lịch sử - văn hóa, với những giá trị di sản văn hóa phi vật thể rất đa dạng và phong phú, với nhiều lễ tục dân gian như xô cộ, tống long chu… vẫn được lưu truyền.
21:27 06/06/2021
Phương án “Khảo sát, đề xuất phục hồi một số hình thái văn hóa phi vật thể đã bị mai một hoặc có nguy cơ mai một ở Cù Lao Chàm” đã được UBND thành phố Hội An phê duyệt vào ngày 23/9/2020. Đây là một nội dung công việc nằm trong Đề án “Phát triển bền vững xã đảo Tân Hiệp trên cơ sở bảo tồn và phát huy giá trị Khu dự trữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm - Hội An giai đoạn 2017 - 2025”.
21:12 16/05/2021
Nhà lao Hội An là di tích có giá trị tiêu biểu liên quan đến truyền thống đấu tranh cách mạng của quân và dân Hội An nói riêng, Quảng Nam nói chung, được UBND tỉnh Quảng Nam xếp hạng di tích cấp tỉnh vào ngày 08/02/2007 theo Quyết định số 559/QĐ-UBND.
21:37 09/05/2021
Nhằm đáp ứng nhu cầu tu bổ, sửa chữa di tích nhà ở của người dân, góp phần bảo tồn các giá trị kiến trúc, cảnh quan trong Khu phố cổ, trong quý I năm 2021, Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An đã tiếp nhận 21 lượt hồ sơ xin phép sửa chữa, tu bổ di tích nhà ở của nhân dân trong Khu phố cổ, trong đó, Khu vực I có 5 hồ sơ, Khu vực IIA có 9 hồ sơ, Khu vực IIB có 7 hồ sơ.
23:36 14/03/2021
Vào sáng ngày 12/3/2021, tại Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An, Đoàn công tác Bộ Văn hóa, Thể Thao và Du lịch đã có buổi làm việc với tỉnh Quảng Nam về xây dựng đô thị di sản và công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa thế giới Đô thị cổ Hội An.
20:27 07/03/2021
Chùa Cầu là di tích có giá trị lịch sử - văn hóa, kiến trúc nghệ thuật độc đáo, được công nhận là di tích lịch sử văn hóa quốc gia theo quyết định số 506 - VH - QĐ ngày 19/3/1985 của Bộ Văn hóa.
21:02 01/03/2021
Di tích đình Ông Voi là công trình văn hóa - tín ngưỡng có ý nghĩa quan trọng đối với cộng đồng làng/xã Hội An xưa - một trong những làng/xã của người Việt hình thành sớm ở Hội An. Với những giá trị nổi bật về lịch sử, văn hóa, nghệ thuật kiến trúc, vừa qua trên cơ sở đề xuất của Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An, UBND thành phố Hội An đã ban hành Quyết định số 300/QĐ-UBND ngày 19/02/2021 phê duyệt phương án bảo vệ và phát huy giá trị di tích.
20:12 10/01/2021
Năm 2020, công tác tuyên truyền phát huy giá trị di sản của Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An tiếp tục được duy trì với nội dung chủ yếu hướng đến công tác quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị du lịch di sản trong bối cảnh đại dịch COVID-19, đặc biệt nhân kỷ niệm 21 năm Khu phố cổ Hội An được công nhận di sản văn hóa thế giới, Trung tâm đã tổ chức 3 cuộc tọa đàm về Tình hình cư trú, kinh doanh tại các di tích ở Khu phố cổ Hội An trong bối cảnh dịch COVID-19: Thực trạng và giải pháp; Bảo tồn và phát huy du lịch di sản trong bối cảnh dịch COVID-19: Vấn đề và giải pháp; Vai trò của phụ nữ trong phát huy sức hấp dẫn của du lịch di sản.
21:33 27/12/2020
Ngày 08/6/2011, UBND thành phố Hội An ban hành Quyết định số 798/QĐ-UBND phê duyệt phương án Xây dựng mạng lưới cộng tác viên quản lý bảo tồn di sản để tăng cường phối hợp, hỗ trợ trong công tác quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa thế giới Khu phố cổ Hội An. Những người trong mạng lưới này chủ yếu là các khối trưởng, tổ trưởng dân phố ở khu vực phố cổ thuộc các phường Minh An, Cẩm Phô, Sơn Phong. Sau gần 10 năm hoạt động, mạng lưới cộng tác viên quản lý, bảo tồn di sản này đã có những đóng góp thiết thực, giúp thành phố thực hiện tốt hơn trong công tác quản lý, bảo tồn Khu phố cổ Hội An. Tuy nhiên, hiện nay do một số cộng tác viên đã lớn tuổi, không còn cộng tác tại khu dân phố, một số khác đã chuyển nơi cư trú ra bên ngoài khu phố cổ, vì vậy hiệu quả hoạt động của mạng lưới này còn chưa cao, chưa đáp ứng yêu cầu đặt ra hiện nay.
03:19 21/12/2020
Với nhiệm vụ nghiên cứu khoa học, sưu tầm, lưu trữ tài liệu, tuyên truyền, giới thiệu, phát huy các giá trị di sản văn hóa Hội An; tham gia phối hợp thực hiện công tác quản lý Nhà nước và phát huy giá trị Khu Dự trữ Sinh quyển Thế giới Cù Lao Chàm - Hội An, trong năm 2020, Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An đã tổ chức biên soạn, thực hiện nội dung bản thảo và xuất bản 4 tập Thông tin nghiên cứu Bảo tồn Di sản, 2 ấn phẩm sách gồm Làng xã ở Hội An qua tư liệu Địa bạ triều Nguyễn và Quảng Nam xã chí và Thơ ca dân gian ở Hội An về kháng chiến và Bác Hồ; ngoài ra Trung tâm đã hoàn thành bản thảo 3 cuốn sách Di tích – Danh thắng Cẩm Kim, Sắc phong ở Hội An, Bia mộ ở Hội An, dự kiến 3 ấn phẩm này sẽ xuất bản vào năm 2021.
20:00 22/11/2020
Nhằm bảo tồn và phát huy tốt hơn giá trị của các di tích trong Khu phố cổ Hội An, đặc biệt là các di tích nhà thờ tộc, nhà ở loại đặc biệt và loại 1, trong năm 2020 và 2021, Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An triển khai thực hiện 2 chương trình nghiên cứu gồm “Khảo sát, nhận diện đồ án trang trí trên gỗ trong di tích nhà ở và nhà thờ tộc loại đặc biệt và loại 1 ở Khu phố cổ Hội An” và “Di tích nhà thờ tộc trong khu phố cổ Hội An - Thực trạng và giải pháp quản lý, bảo tồn, phát huy”.
22:28 18/10/2020
Quảng Nam tỉnh tạp biên là nguồn tư liệu có giá trị để nghiên cứu lịch sử - văn hoá Hội An nói riêng, Quảng Nam nói chung. Bộ tài liệu gồm 15 tập, viết bằng chữ Hán, nội dung ghi chép về các đạo sắc phong từ thời vua Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức, Khải Định phong cho các thần và những quan viên có công ở các thôn, xã; Công văn, đơn từ, gia phả, câu đối, hoành phi ở các đình, chùa, nhà thờ tộc… các thôn, xã của các huyện thuộc tỉnh Quảng Nam.
22:34 13/10/2020
Vừa qua, UBND thành phố Hội An đã ban hành quyết định phê duyệt phương án “Khảo sát, đề xuất phục hồi một số hình thái văn hóa phi vật thể đã bị mai một hoặc có nguy cơ mai một ở Cù Lao Chàm”, thuộc khuôn khổ Đề án “Phát triển bền vững xã đảo Tân Hiệp trên cơ sở bảo tồn và phát huy giá trị Khu dự trữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm - Hội An giai đoạn 2017 - 2025”.
04:11 29/09/2020
Với nhiệm vụ nghiên cứu khoa học, sưu tầm, lưu trữ tài liệu, tuyên truyền, giới thiệu, phát huy… các giá trị di sản văn hóa Hội An; tham gia phối hợp thực hiện công tác quản lý Nhà nước và phát huy giá trị Khu Dự trữ Sinh quyển Thế giới Cù Lao Chàm - Hội An, trong thời gian qua, Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An đã tổ chức biên soạn, thực hiện nội dung bản thảo và xuất bản trên 40 ấn phẩm thuộc nhiều lĩnh vực gồm lịch sử - khảo cổ học, kiến trúc, ẩm thực, văn hóa, văn nghệ dân gian, tư liệu Hán Nôm…Trong đó, có một số ấn phẩm được dịch sang tiếng Anh để phổ biến thông tin lịch sử - văn hóa Hội An đến các cơ quan, tổ chức quốc tế.
21:38 13/09/2020
Sắc phong là văn bản do nhà vua ban để phong chức tước cho quý tộc, quan chức, khen thưởng những người có công hoặc phong thần cho các vị thần được thờ trong các đình, đền, lăng, miếu… ở làng xã Việt Nam. Sắc phong không chỉ có giá trị về mặt tư liệu lịch sử, mà còn cung cấp nhiều thông tin quan trọng liên quan đến tên tuổi, quê quán, công trạng… của các nhân vật lịch sử, hoặc nguồn gốc các vị thần.
23:05 20/08/2020
Ngữ văn dân gian là một trong bảy loại hình của di sản văn hóa phi vật thể ở Viêt Nam. Thực hành ngữ văn dân gian là sinh hoạt văn hóa văn nghệ trong đời sống tinh thần của người dân nhằm truyền tải những giá trị về mặt lịch sử, giáo dục tình yêu quê hương đất nước, chuyển giao kinh nghiệm lao động sản xuất hay cách ứng xử trong môi trường tự nhiên và xã hội,…
22:06 13/08/2020
Trên mảnh đất Hội An hiện bảo lưu được nhiều di tích, dấu tích là những địa điểm ghi dấu liên quan đến phong trào đấu tranh yêu nước, cách mạng của quân và dân ta diễn ra trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược. Qua kiểm kê, đến nay trên địa bàn thành phố có 69 di tích đã được ghi vào danh mục quản lý. Đây là bộ phận quan trọng trong hệ thống di tích lịch sử - văn hóa của thành phố, có giá trị rất lớn cho công tác giáo dục truyền thống yêu nước cách mạng.