Với mục đích nhận diện những giá trị lịch sử - văn hóa, khoa học của di tích khảo cổ Thanh Chiếm cũng như bổ sung hiện vật trưng bày tại Bảo tàng Hội An, trên cơ sở quyết định cấp phép của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, trong tháng 8 vừa qua, Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An hợp tác với Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học quốc gia Hà Nội và Bảo tàng Quảng Nam triển khai thăm dò, khai quật khảo cổ di tích Thanh Chiếm.
Từ ngày 21/11 - 22/11, tại thành phố Hội An, Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An phối hợp với Trung tâm Thông tin và Mạng lưới Quốc tế về Di sản văn hóa phi vật thể ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương dưới sự bảo trợ của UNESCO (gọi tắt là ICHCAP) đồng tổ chức Hội thảo chuyên gia 2019 về xây dựng mạng lưới di sản văn hóa phi vật thể biển với chủ đề “Truyền thống biển: Thực hành và tín ngưỡng”.
Ngày 14/11/2019, tại thành phố Hà Nội, Cục Di sản Văn hóa phối hợp với Văn phòng UNESCO tại Hà Nội tổ chức Hội thảo “Chia sẻ kết quả thực hiện và phản hồi về thực tế áp dụng” thuộc chương trình tập huấn “Giảm thiểu rủi ro thiên tai với di sản văn hóa”.
Trong khuôn khổ các hoạt động kỷ niệm 20 năm Khu phố cổ Hội An được công nhận là Di sản văn hóa thế giới và 10 năm Cù Lao Chàm - Hội An được công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới, theo kế hoạch vào cuối tháng 11 và đầu tháng 12 tới, tại thành phố Hội An sẽ diễn ra nhiều hoạt động khoa học, văn hóa thể thao quan trọng, gồm:
Nhằm đáp ứng nhu cầu tu bổ, sửa chữa di tích nhà ở của nhân dân, góp phần bảo tồn các giá trị kiến trúc, cảnh quan khu phố cổ Hội An, từ đầu năm đến nay, Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An đã tiếp nhận 217 lượt hồ sơ xin phép sửa chữa, tu bổ di tích nhà ở của nhân dân trong Khu phố cổ từ Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND thành phố.
Từ ngày 31/10 đến 03/11/2019, tại thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên, Cục Di sản văn hóa thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du Lịch đã tổ chức Hội thảo “Bảo vệ di sản văn hóa trước những vấn đề mới” và tập huấn chuyên môn nghiệp vụ ngành di sản văn hóa năm 2019. Tham dự hội thảo và tập huấn có lãnh đạo Cục Di sản Văn hóa; lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Yên và hơn 200 đại biểu là lãnh đạo, cán bộ đang công tác trong các Bảo tàng, Khu di sản thế giới, Ban quản lý di tích, Trung tâm bảo tồn di tích, Phòng Di sản Văn hóa… tại các tỉnh thành của đất nước.
Nằm trong kế hoạch thực hiện đề tài “Nghiên cứu, biên soạn địa chí Hội An” năm 2019, được sự thống nhất của cơ quan chủ trì (Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An), vào ngày 29/10/2019, Ban chủ nhiệm đề tài tổ chức tọa đàm với chủ đề “Hội An thời kỳ chúa Nguyễn và Tây Sơn”.
Sau thời gian tu bổ, tôn tạo, vào ngày 10/10/2019, Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An đã chủ trì, phối hợp với các ban ngành trên địa bàn Thành phố, UBND phường Cẩm Châu, phường Cẩm Phô, xã Cẩm Kim và các Tổ quản lý di tích tiến hành nghiệm thu, bàn giao đưa vào sử dụng các di tích: miếu Ông Địa (khối Thanh Tây, phường Cẩm Châu), miếu Ngũ Hành (khối Tu Lễ, phường Cẩm Phô), miếu Hà Tân (thôn Phước Trung, xã Cẩm Kim). Các di tích này được đầu tư sửa chữa nhỏ từ nguồn vốn ngân sách Thành phố với tổng mức đầu tư là 687.384.000 đồng.
Nằm trong kế hoạch “Sưu tầm, nhận diện bước đầu tri thức dân gian về biển ở Hội An”, vào ngày 23/10/2019, tại Khu thiết chế văn hóa thôn Trung Hà, xã Cẩm Kim, Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An đã tổ chức tham vấn cộng đồng tri thức dân gian về xảm, trám trét trong đóng, sửa ghe thuyền truyền thống của cư dân Kim Bồng - Cẩm Kim. Tham dự buổi tham vấn gồm những nghệ nhân đóng ghe thuyền và nhiều thợ chuyên xảm ghe. Buổi tham vấn diễn ra trong không khí sôi nổi, cởi mở, nhiều thông tin có giá trị về xảm, trám trét ghe thuyền được những người thợ lâu năm cung cấp như nguyên vật liệu được sử dụng trước đây và hiện nay; dụng cụ dùng để xảm, trám trét ghe thuyền và đặc biệt là cách thức, phương pháp thực hiện.
Vào các ngày từ 14/10 đến 16/10/2019, tại Băng Cốc và Ayutthaya, Thái Lan đã diễn ra Hội thảo “Khả năng thích ứng của Di sản Văn hóa với biến đổi khí hậu ở Đông Nam Á”. Hội thảo là hoạt động thuộc dự án nghiên cứu đa phương giữa 5 trường đại học: Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội (Việt Nam), Đại học Liverpool John Moores – Vương Quốc Anh, Đại học Naresuan – Thái Lan, Đại học Khoa học và Công nghệ Mbarara – Uganda và Đại học Tây Scotland – Vương quốc Anh. Hội thảo có sự tham dự của chính quyền địa phương, các Ban ngành Du lịch, Văn hóa, Giáo dục, các tổ chức quốc tế và phi chính phủ tại Thái Lan như ICOMOS Thái Lan, UNESCO Thái Lan…
Nằm trong kế hoạch “Sưu tầm, nhận diện bước đầu tri thức dân gian về biển ở Hội An”, vào ngày 10/10/2019, tại Khu thiết chế văn hóa khối Phước Trạch, phường Cửa Đại, Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An đã tổ chức tham vấn cộng đồng tri thức dân gian về việc xác định phương hướng và dự báo thời tiết trong nghề đi biển ở Hội An.
Đô thị cổ Hội An (tỉnh Quảng Nam) vừa được Tổ chức giải thưởng Du lịch thế giới - World Travel Awards (WTA) lần đầu tiên trao giải 'Điểm đến thành phố văn hóa hàng đầu châu Á', khẳng định sức hút của Di sản văn hóa thế giới UNESCO.
Ngày 02/7/2010, UBND thành phố Hội An ban hành Quyết định số 1628/QĐ-UBND về việc hỗ trợ kinh phí bảo vệ các di tích thuộc sở hữu tập thể cộng đồng trên địa bàn thành phố.
Vào ngày 10/10/2019, tại thành phố Hội An, Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An phối hợp với Trường Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học quốc gia Hà Nội tổ chức tọa đàm với chủ đề “Các giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu” thuộc dự án “Khả năng phục hồi của di sản văn hóa đối với biến đổi khí hậu ở Đông Nam Á”. Đây là dự án nhằm hỗ trợ các nhà quản lý và cộng đồng ở các khu di sản văn hóa có sinh kế phụ thuộc vào sự hiện diện, tính chân xác và tính bền vững của di sản nhằm thích ứng với các tác động của biến đổi khí hậu và thời tiết khắc nghiệt.
Đình làng Thanh Đông trước đây từng là thiết chế tín ngưỡng quan trọng của người dân làng Thanh Đông, tổng Thanh Châu, phủ Điện Bàn, nay thuộc địa phận thôn Thanh Đông, xã Cẩm Thanh, thành phố Hội An. Theo tư liệu Quảng Nam xã chí của Viện Viễn Đông Bác Cổ điều tra vào những năm 1941-1943 cho biết: “Đình này làm đã quá lâu, năm trùng tu là 20 tháng 8 Bảo Đại 6. Đình lợp ngói xông gạch, gỗ lim, những cột này tròn cao 13m mộc, kèo trính tuy trơn nhưng thật là xưa, trông khéo lắm. Trước là tiền đường, sau là hậu tẩm. Hậu tẩm là một ngọn lầu cao độ 11 thước Tây có cổ lầu, trên đắp lưỡng long…”. Vì nhiều lý do, đình bị hư hỏng trong chiến tranh, hiện nay chỉ còn một phần nền móng.
Tri thức dân gian có một vai trò rất quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển của xứ sở, con người Hội An, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác qua hình thức truyền miệng, thể hiện những hiểu biết, kinh nghiệm trong sinh hoạt và lao động sản xuất của các lớp cư dân trên các mặt đời sống văn hóa, kinh tế, xã hội. Tuy nhiên, số người nắm giữ tri thức dân gian ngày càng ít dần, tri thức dân gian về biển nói riêng và tri thức dân gian của cư dân Hội An nói chung đang đứng trước nguy cơ mai một do môi trường sống, môi trường lao động sản xuất thay đổi, điều kiện khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển...
Vào ngày 20/9/2019, tại thành phố Tam Kỳ, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Nam đã tổ chức Hội thảo “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa Quảng Nam trong thời kỳ hội nhập và phát triển”. Tham dự hội thảo có đại biểu của các cơ quan Trung ương; đại biểu lãnh đạo các cơ quan ban ngành tỉnh Quảng Nam và hơn 100 nhà khoa học, nhà nghiên cứu đến từ các cơ quan, các viện nghiên cứu, các trường đại học trong cả nước.
Thực hiện điều lệ Đoàn THCS Hồ Chí Minh, được sự thống nhất của BTV Thành đoàn Hội An và Đảng ủy Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An, ngày 17/9/2019, Chi đoàn Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An đã tổ chức điểm Đại hội Chi đoàn Trung tâm khóa X, nhiệm kỳ 2019-2022. Về dự đại hội có đồng chí Hồ Khá – Bí thư Thành đoàn Hội An, đồng chí Trần Văn An – Phó Bí thư Đảng bộ -Phó Giám đốc Trung tâm và các đồng chí trong BCH Đảng bộ, Ban Giám đốc, lãnh đạo các đoàn thể, các phòng ban trực thuộc Trung tâm, đại biểu 20 cơ sở đoàn Khối CNVC, đại biểu các cơ sở đoàn kết nghĩa cùng với 28 đoàn viên chi đoàn.