Vào ngày 7-8/5/2019 (nhằm ngày mồng 3-4 tháng 4 âm lịch), tại di tích lăng Ông Ngư, cộng đồng ngư dân Cù Lao Chàm (xã đảo Tân Hiệp) long trọng tổ chức lễ cầu ngư theo nghi thức truyền thống nhằm tạ ơn và cầu mong ngài Nam Hải phù hộ, độ trì cho ngư dân trên đảo được bình an đánh bắt thủy hải sản đạt kết quả trong mỗi chuyến ra khơi.
Chiều ngày 25/4/2019, Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An phối hợp với các ban ngành của Thành phố và UBND phường Minh An tiến hành bàn giao mặt bằng thi công tu bổ di tích Văn chỉ Minh Hương, số 20 Phan Châu Trinh, phường Minh An. Di tích này là công trình có giá trị cao về nghệ thuật kiến trúc, lịch sử và văn hóa, được xếp loại đặc biệt theo phân loại giá trị bảo tồn kiến trúc tại Khu phố cổ Hội An.
Các thương cảng quốc tế ở Việt Nam nói riêng và Đông Nam Á nói chung từ xưa đã có các hoạt động tiếp xúc, giao thương nhộn nhịp giữa các cư dân trong và ngoài khu vực. Thực tế này đã tạo điều kiện cho quá trình giao lưu văn hóa diễn ra mạnh mẽ và tạo nên một bức tranh văn hóa vô cùng phong phú, đặc sắc cho khu vực này.
Sáng ngày 23/4/2019, tại Hội trường Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An, ông Nguyễn Chí Trung - Giám đốc Trung tâm đã đón tiếp và làm việc với đoàn công tác Ủy ban nhân dân quận Trung Sơn, Đài Bắc, Đài Loan (Trung Quốc).
Đình làng Thanh Tây là một trong những thiết chế tín ngưỡng, văn hóa quan trọng của cộng đồng cư dân làng Thanh Tây xưa. Hiện nay, đình làng Thanh Tây thuộc địa phận khối Thanh Tây, phường Cẩm Châu, thành phố Hội An.
Ngữ văn dân gian là một loại hình di sản văn hóa phi vật thể quan trọng ở Hội An. Trong những năm qua, loại hình di sản văn hóa này đã được tiếp cận, nghiên cứu nhưng vẫn chưa được kiểm kê, nhận diện một cách hệ thống, đầy đủ.
Đình làng Thanh Nhứt ở thôn Thanh Nhứt, xã Cẩm Thanh, thành phố Hội An là một trong những thiết chế văn hóa, tín ngưỡng quan trọng của cộng đồng cư dân làng Thanh Nhứt xưa. Ngôi đình cũng là nơi nhân dân xã Cẩm Thanh tổ chức mitting tuyên bố xoá bỏ chính quyền tay sai, thành lập Uỷ ban tự quản và Mặt trận dân tộc giải phóng xã Cẩm Thanh vào tháng 9/1964.
Sáng ngày 14/4 (nhằm ngày mồng 10 tháng 3 âm lịch), Đội quản lý khai thác yến sào Hội An phối hợp với các cơ quan chuyên môn của Thành phố, chính quyền xã đảo Tân Hiệp và nhân dân địa phương long trọng tổ chức Lễ giỗ tổ nghề yến tại miếu tổ nghề yến ở Bãi Hương, Cù Lao Chàm.
Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hoá Hội An hiện đang trực tiếp quản lý 6 điểm bảo tàng và 2 di tích nằm trong ô vé tham quan. Bên cạnh việc thường xuyên bổ sung số lượng hiện vật phong phú, nội dung trưng bày hấp dẫn, đa dạng, thì công tác nâng cấp hệ thống trưng bày, cải thiện hệ thống cảnh quan, đón tiếp du khách tại các điểm bảo tàng, di tích cũng được Trung tâm chú trọng thực hiện. Vì vậy, đã thu hút lượng du khách đến tham quan, tìm hiểu tại các điểm bảo tàng, di tích ngày càng tăng. Trong quý I năm 2019, các điểm bảo tàng, di tích đã đón 722.094 lượt khách, tăng 20% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khách Quốc tế là 677.077 lượt, khách Việt Nam là 45.017 lượt. Chùa Cầu là di tích có số lượt du khách đến tham quan nhiều nhất, trung bình mỗi ngày khoảng 5000 lượt
Ngày 8/3/2019, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã ký các Quyết định số 355/QĐ-CTN và Quyết định số 356/QĐ-CTN phong tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước “Nghệ nhân nhân dân” cho 62 cá nhân và “Nghệ nhân ưu tú” cho 561 cá nhân đã có cống hiến xuất sắc trong việc gìn giữ và phát huy di sản văn hóa phi vật thể của dân tộc. Trong tổng số 561 nghệ nhân ưu tú được phong tặng đợt này tỉnh Quảng Nam có 13 cá nhân trong đó thành phố Hội An có 3 nghệ nhân gồm: Ông Phạm Đúng - Loại hình di sản văn hóa phi vật thể nghệ thuật trình diễn dân gian hát bả trạo; Ông Nguyễn Đáng (Lương Đáng) và bà Phùng Thị Ngọc Huệ - Loại hình di sản văn hóa phi vật thể nghệ thuật trình diễn dân gian hô hát bài chòi. Ngoài ra, Chủ tịch nước cũng đã ký các Quyết định số 357/QĐ-CTN và Quyết định số 358/QĐ-CTN truy tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước “Nghệ nhân nhân dân” cho 04 cá nhân và “Nghệ nhân ưu tú” cho 09 cá nhân. Các nghệ nhân được phong tặng đợt này thuộc 6 lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể (trừ lĩnh vực Nghề thủ công truyền thống) gồm nghệ thuật trình diễn dân gian, ngữ văn dân gian, lễ hội truyền thống, tri thức dân gian, tập quán xã hội và tín ngưỡng, tiếng nói và chữ viết. Việc xét tặng danh hiệu nghệ nhân trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể được xét và công bố 2 năm/lần theo quy định tại Khoản 4, Điều 3 của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa.
Trung tuần tháng 2 âm lịch hàng năm, tại lăng Tiêu Diện hay còn gọi là lăng Tứ Chánh Vạn, thuộc khối Phước Thịnh - phường Cửa Đại, ngư dân phường Cửa Đại tổ chức lễ hội Cầu Ngư nhằm cúng tạ ơn thần Nam Hải và cầu mong Thần phù hộ độ trì cho ngư dân trên địa bàn được bình an đánh bắt thủy hải sản đạt kết quả cao trong mỗi chuyến ra khơi.
Chiều ngày 22/03/2019, Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An phối hợp với các ban ngành của thành phố và UBND xã Cẩm Kim, phường Cẩm Châu và phường Cẩm Phô tiến hành bàn giao mặt bằng thi công tu bổ các di tích gồm miếu Hà Tân (thôn Trung Châu, xã Cẩm Kim), miếu Ông Địa (khối Thanh Tây, phường Cẩm Châu), miếu Ngũ Hành (khối Tu Lễ, phường Cẩm Phô).
Vào ngày 19/3/2019, nhằm ngày 14 tháng 02 âm lịch, Ban quản lý di tích miếu Âm linh Trảng Kèo cùng đông đảo bà con nhân dân trong địa phương đã tổ long trọng chức lễ tế âm linh và cầu an xóm Trảng Kèo. Đây là một trong những lễ lệ thường niên được nhân dân xóm Trảng Kèo duy trì tổ chức theo nghi thức truyền thống và phát huy tốt trong thời gian qua với ước nguyện nhân dân bổn xóm có cuộc sống được yên bình và hạnh phúc. Theo chương trình của lễ tế, ngày thứ nhất gồm các hoạt động như: dẫy mộ âm linh, lễ trần thiết, lễ túc; ngày thứ hai có tế lễ cầu an, sinh hoạt bổn xóm.
Vào các ngày từ 20/3 đến 23/3/2019, tại Jeju, Hàn Quốc đã diễn ra Hội thảo “Du lịch sinh thái vì Tương lai bền vững của khu vực châu Á - Thái Bình Dương” do UNITAR CIFAL Jeju/JITC (Trung tâm Đào tạo Quốc tế về Nhà chức trách/Con người địa phương) tổ chức. Hội thảo có sự tham dự các giáo sư, học giả đến từ các nước khu vực châu Á - Thái Bình Dương, trong đó có Việt Nam. Nhận lời mời của Ban tổ chức, Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An đã cử ông Phạm Phú Ngọc - Phó Giám đốc Trung tâm tham dự.
Vào ngày 20/3/2019, tại Hội trường Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hoá Hội An, ông Võ Đăng Phong - Phó giám đốc Trung tâm đã có buổi làm việc với Tổ chức Songkhla Heritage Trust (Niềm tin Di sản Songkhla), một tổ chức xã hội dân sự có trụ sở tại thành phố Songkhla thuộc tỉnh Songkhla, miền Nam Thái Lan, được thành lập vào năm 2013. Tổ chức này hoạt động nhằm mục đích thúc đẩy công tác bảo tồn ở Songkhla, qua đó phát triển các chính sách để mang lại lợi ích cộng đồng và kinh tế địa phương. Songkhla là địa phương có nhiều điểm tương đồng với Hội An về quá trình hình thành và phát triển, diện tích, kiến trúc nhà cổ xưa… Mục đích chuyến công tác đến Hội An lần này của đoàn là tham quan và học tập mô hình quản lý, bảo tồn và phát triển du lịch tại Di sản văn hóa Thế giới Khu phố cổ Hội An, đặc biệt là các chính sách của thành phố Hội An đối với người dân sinh sống trong Khu phố cổ, cách thức mà chính quyền nhận được sự đồng thuận cao từ người dân trong việc bảo tồn Khu phố cổ, bảo vệ di sản của cha ông để lại.
Theo báo cáo Holiday Money của Văn phòng Bưu điện Anh quốc. Hội An đã lọt vào danh sách 19 địa điểm du lịch rẻ nhất thế giới vào thời điểm hiện tại.
Vào ngày 15/3/2019, Bảo tàng nghề y truyền thống Hội An tại số 46 Nguyễn Thái Học trực thuộc Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An quản lý đã khai trương đưa vào sử dụng. Tham dự lễ khai trương có đồng chí Hồ Tấn Cường - Phó Giám đốc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Nam, đồng chí Nguyễn Văn Sơn - Phó Chủ tịch UBND thành phố Hội An, lãnh đạo các cơ quan, ban ngành UBND thành phố Hội An, các lương y cùng đông đảo bà con và du khách.
Vào ngày 15/3/2019, tại Hội trường Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hoá Hội An, Chi hội Khoa học lịch sử Hội An và Chi hội Văn nghệ dân gian Hội An đã tổ chức gặp mặt hội viên trao đổi một số công việc chủ yếu năm 2019.
Sáng ngày 12/3, đồng chí Phạm Phú Ngọc, Phó Giám đốc Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An đã có buổi làm việc với ông Nagase Hikaru – Cố vấn cao cấp Chương trình tình nguyện viên hải ngoại (JOCV) của văn phòng JICA Việt Nam.
Di tích khảo cổ học Bãi Làng - Cù Lao Chàm (thuộc thôn Bãi Làng - xã Tân Hiệp - Hội An - Quảng Nam) là di tích có giá trị cao về mặt lịch sử, văn hóa và khoa học, đã được xếp hạng di tích cấp quốc gia vào năm 2006.