03:55 03/09/2013
Theo truyền thống về thờ tự của người Việt, “Văn Thánh miếu” hay còn gọi là “Văn chỉ” được xây dựng để thờ Văn thánh Khổng Tử và phối thờ các vị Tứ phối, Thập triết, Thất thập nhị hiền cùng các vị khoa bảng của địa phương. Đây còn là cơ sở nhằm đề cao và khuyến khích việc học hành cho con cháu trong làng xóm. Vì vậy, việc lập miếu để thờ Đức Khổng Tử, Tiên Nho và những bậc khoa cử trong làng là một hình thức khá phổ biến trong làng xã Việt Nam thời phong kiến nói chung. Riêng ở Hội An có hai làng lập miếu để thờ đó là làng Minh Hương (có Văn chỉ Minh Hương - nay thuộc phường Minh An) và làng Cẩm Phô (có Văn Thánh miếu - nay thuộc phường Cẩm Phô).
Văn Thánh miếu Cẩm Phô nằm cách Khổng Tử miếu chừng 500m về hướng Tây Bắc, trước đây thuộc ấp Tu Lễ - làng Cẩm Phô, nay là khối 3 - phường Cẩm Phô.
03:48 30/08/2013
Từ đầu thế kỷ XX, ở Quảng Nam - Đà Nẵng, thực dân Pháp đã xây dựng nhiều nhà tù như: Nhà lao Tỉnh Quảng Nam, Nhà lao Tourane, Nhà lao Hội An... để làm nơi giam cầm, đàn áp những người con yêu nước của Quảng Nam - Đà Nẵng tham gia các phong trào chống Pháp. Nhà lao Hội An lúc bấy giờ do Pháp xây dựng nằm ở khu vực trường Quân Chính (sau trường Đại học Phan Châu Trinh hiện nay). Đến khi Cách mạng tháng Tám thành công thì nhà lao này không còn tồn tại nữa.
21:43 11/07/2012
Hội An còn có nhiều làng nghề thủ công truyền thống được kế thừa từ người Việt ở đồng bằng Bắc bộ, song lại thích nghi trong điều kiện của vùng đất mới.