23:00 14/06/2018
Miếu Nam Thành tọa lạc trên một khu đất thuộc địa phận khối Thanh Nam, phường Cẩm Châu (số 11 đường Trần Quang Khải), thành phố Hội An. Khu vực này trước đây thuộc ấp Nam Thành, làng Thanh Nam, tổng Thanh Châu, huyện Hòa Vang, phủ Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam.
23:34 08/10/2017
Nhà thờ tộc Lưu, địa chỉ số 45/7 đường Trần Hưng Đạo, phường Minh An là di tích có giá trị về mặt kiến trúc nghệ thuật và lịch sử. Đây là di tích nằm trong phạm vi khu vực IIA theo khoanh vùng bảo vệ khu phố cổ Hội An. Nơi nhà thờ tọa lạc, trước đây là xứ Hổ Bì, làng Điển Hội (tên gọi khác của làng Hội An dưới thời vua Bảo Đại), nay thuộc khối An Thái, phường Minh An.
06:05 19/09/2017
Địa bàn hoạt động của nghề tre, dừa trước đây phân bố rải rác ở vùng Cẩm Châu, Cẩm Kim và nhất là khu vực Cẩm Thanh của thành phố Hội An. Nhưng hiện nay chỉ còn tập trung ở Cẩm Thanh, chủ yếu ở các thôn: Thanh Tam Đông, Thanh Tam Tây, Thanh Nhất, Cồn Nhàn, Thanh Nhì, Võng Nhi và một số ít hộ ở Cẩm Châu.
03:37 15/11/2016
Theo thống kê hiện nay, trên địa bàn thành phố Hội An đã xác định được 68 địa điểm là các di tích, dấu tích lịch sử cách mạng. Các địa điểm này phân bố đều khắp ở các xã phường, trong đó các di tích về thời kỳ tiền khởi nghĩa tập trung ở khu vực trung tâm phố thị và các di tích liên quan đến hai thời kỳ chống Pháp và chống Mỹ xâm lược phân bố nhiều hơn ở các vùng ven. Đây là con số chưa đầy đủ và sẽ được phát hiện, bổ sung dần khi đủ cơ sở khoa học cũng như cơ sở pháp lý.
03:48 30/08/2013
Từ đầu thế kỷ XX, ở Quảng Nam - Đà Nẵng, thực dân Pháp đã xây dựng nhiều nhà tù như: Nhà lao Tỉnh Quảng Nam, Nhà lao Tourane, Nhà lao Hội An... để làm nơi giam cầm, đàn áp những người con yêu nước của Quảng Nam - Đà Nẵng tham gia các phong trào chống Pháp. Nhà lao Hội An lúc bấy giờ do Pháp xây dựng nằm ở khu vực trường Quân Chính (sau trường Đại học Phan Châu Trinh hiện nay). Đến khi Cách mạng tháng Tám thành công thì nhà lao này không còn tồn tại nữa.