20:27 15/11/2016
Trước năm 1985, các nhà khoa học trong và ngoài nước mới chỉ biết, viết về Hội An qua những nguồn tư liệu thư tịch, lịch sử và kết quả điều tra thực địa theo phương pháp sử học, dân tộc, Fofklore ... Bởi việc khảo cổ học hầu như chưa được tiến hành ở Hội An.
21:39 27/08/2013
Qua thư tịch cổ, Cù Lao Chàm, xã Tân Hiệp trong thời kỳ Champa, Đại Việt được miêu tả là nơi dừng chân của các thương thuyền trên con đường hàng hải quốc tế để các thương nhân lấy nước ngọt, lương thực, tránh bão. Đồng thời Cù Lao Chàm là cửa ngõ giao thương của Lâm ấp phố thời Champa, phố cảng Hội An thời Đại Việt. Qua nhiều đợt khảo sát, các nhà khảo cổ học đã phát hiện một số dấu tích cư trú của cư dân Champa trước đây như dấu tích đá xếp ngăn dòng suối lấy nước, giếng nước có cấu trúc giống giếng Chăm...
21:56 22/08/2013
Di tích khảo cổ học Bãi Ông được phát hiện và đào thám sát vào tháng 5/1999, khai quật vào tháng 6/2000. Địa điểm thám sát và khai quật nằm tại cồn cát sát chân núi, ở giữa hai khe nước bắt nguồn từ núi chảy ra biển, thuộc thôn Bãi Ông - Hòn Lao - Cù Lao Chàm - Hội An, cách Lăng Cô Hồn và Nghĩa Trũng khoảng 200m về phía Đông Bắc, cách di chỉ Bãi Làng chừng 1,5km về hướng Tây Bắc.