05:51 19/09/2017
Làng Thanh Châu xưa, hay còn gọi là làng Yến - nơi tập trung những người làm nghề khai thác yến sào trong lịch sử. Hiện nay, làng này thuộc địa phận xã Cẩm Thanh - thành phố Hội An, mà chủ yếu được khu biệt ở thôn Thanh Đông.
21:13 12/09/2013
Xóm Chiêu hay còn gọi là xóm Mồ Côi, dưới thời phong kiến thuộc ấp Tâm Chiếu, xã An Mỹ, tổng Phú Triêm hạ, huyện Diên Phước, phủ Điện Bàn tỉnh Quảng Nam, nay thuộc khối An Mỹ, phường Cẩm Châu, thành phố Hội An.
03:55 03/09/2013
Theo truyền thống về thờ tự của người Việt, “Văn Thánh miếu” hay còn gọi là “Văn chỉ” được xây dựng để thờ Văn thánh Khổng Tử và phối thờ các vị Tứ phối, Thập triết, Thất thập nhị hiền cùng các vị khoa bảng của địa phương. Đây còn là cơ sở nhằm đề cao và khuyến khích việc học hành cho con cháu trong làng xóm. Vì vậy, việc lập miếu để thờ Đức Khổng Tử, Tiên Nho và những bậc khoa cử trong làng là một hình thức khá phổ biến trong làng xã Việt Nam thời phong kiến nói chung. Riêng ở Hội An có hai làng lập miếu để thờ đó là làng Minh Hương (có Văn chỉ Minh Hương - nay thuộc phường Minh An) và làng Cẩm Phô (có Văn Thánh miếu - nay thuộc phường Cẩm Phô).
Văn Thánh miếu Cẩm Phô nằm cách Khổng Tử miếu chừng 500m về hướng Tây Bắc, trước đây thuộc ấp Tu Lễ - làng Cẩm Phô, nay là khối 3 - phường Cẩm Phô.
04:30 10/10/2012
Hàng năm, vào dịp tháng 3 Âm lịch (23/3), Hội quán Trung Hoa và Hội quán Phước Kiến long trọng tổ chức lễ tế Thiên Hậu Thánh Mẫu mà người ta quen gọi là “vía bà”. Lễ lệ này có nguồn gốc từ tín ngưỡng của những thương buôn người Hoa, bởi ngày trước họ thường dùng thuyền buồm vượt biển, bôn ba khắp nơi để buôn bán, trao đổi hàng hoá. Trên đường vượt biển “lành ít dữ nhiều” người ta gặp không ít thiên tai sóng gió, nhưng lạ thay mỗi khi gặp phải tai ương trên biển họ thường được một vị nữ thần cứu vớt, đó là Thiên Hậu Thánh Mẫu, nên tàu bè thoát nạn, thuận buồm xuôi gió.